Giống cừu 200kg ở Tajikistan giúp ứng phó với biến đổi khí hậu

Cừu Hissar là nguồn thực phẩm dồi dào, đồng thời góp phần cải thiện hệ sinh thái đất nhờ khả năng đi xa để kiếm ăn.

Giống cừu Hissar to lớn, đặc trưng với hai khối mỡ phía sau, được đánh giá cao về lợi nhuận và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Chúng ngày càng được ưa chuộng tại quốc gia Trung Á Tajikistan, nơi đang gặp khó khăn do thiếu thịt và đồng cỏ phù hợp để chăn nuôi, AFP hôm 28/4 đưa tin. "Chúng tăng cân nhanh kể cả khi có ít nước và cỏ", Bakhtior Sharipov, người chăn cừu với đàn cừu khoảng 250 con, cho biết.


Cừu Hissar đứng trong sân của một trung tâm công nghệ sinh học gần thị trấn Hissar, phía tây Tajikistan, ngày 27/3/2024. (Ảnh: AFP/Amir Isaev).

Trong bối cảnh đất nông nghiệp suy thoái nghiêm trọng do nhiều năm chăn thả quá mức và tình trạng ấm lên toàn cầu, cừu Hissar dẻo dai mang lại lợi ích cho nông dân Tajikistan và cung cấp nguồn thịt dồi dào cho người tiêu dùng. "Bầy cừu nặng trung bình 135kg. Giờ là cuối đông nên chúng không nặng lắm, nhưng chúng sẽ tăng cân nhanh thôi", Sharipov nói về đàn cừu Hissar của mình. Trong khi đó, những con cừu Hissar lớn nhất nặng tới hơn 210kg.

Với khả năng cho sản lượng thịt và mỡ bằng khoảng 2/3 tổng trọng lượng - nhiều hơn hầu hết các giống cừu khác, kể cả những giống ăn uống tốn kém hơn - cừu Hissar có thể mang lại lợi nhuận cao cho nông dân.

"Đây là giống cừu hết sức độc đáo, trước hết là vì trọng lượng. Thêm vào đó, chúng không bao giờ ở yên một chỗ nên góp phần cải thiện hệ sinh thái đất", Sharofzhon Rakhimov, thành viên của Viện Khoa học Nông nghiệp Tajikistan, giải thích. Chúng có thể di chuyển tới 500km để tìm nơi gặm cỏ giữa các mùa, tạo điều kiện cho đồng cỏ ở những khu vực khác nhau tái sinh.

Suy giảm chất lượng đất là một trong những thách thức môi trường chính mà Trung Á đang phải đối mặt. Theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc, khoảng 20% đất của khu vực này bị suy thoái, ảnh hưởng đến 18 triệu người. Diện tích này là khoảng 800.000km2, tương đương với diện tích của Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, bụi bay lên từ mặt đất khô cằn có thể gây ra các bệnh về tim mạch và hô hấp.

Khi đất ngày càng xuống cấp và ảnh hưởng đến sinh kế, nhiều nông dân chọn cách di cư. Trong bối cảnh như vậy, cừu Hissar với khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện khắc nghiệt được Tajikistan đặc biệt quan tâm.

Tại trung tâm công nghệ sinh học gần thủ đô Tajikistan, nhà khoa học kiêm nhà nhân giống Ibrokhim Bobokalonov lấy mẫu gene của những con cừu Hissar tốt nhất với hy vọng tạo ra những con cừu to lớn nhất, mang về lợi nhuận cao nhất. Năm ngoái, một con cừu nặng tới 230kg xuất hiện trong một cuộc thi nông nghiệp ở Kazakhstan, lập Kỷ lục Guinness Thế giới.

"Nhu cầu về cừu Hissar đang tăng lên không chỉ ở Tajikistan mà còn ở Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan, Trung Quốc, thậm chí Mỹ", Bobokalonov cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay

Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay

Thế giới động vật hiện nay được chia thành 6 lớp cơ bản, gồm có đơn giản nhất là lớp không xương sống và phức tạp nhất là lớp động vật có vú.

Đăng ngày: 20/04/2025
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?

Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Đăng ngày: 20/04/2025
Nghịch lý: Động vật càng

Nghịch lý: Động vật càng "to xác" càng ăn ít, vật lý cũng không giải thích nổi?

Việc động vật có kích thước cơ thể càng to lớn càng tiêu thụ ít năng lượng tương đối so với động vật nhỏ là một câu hỏi hóc búa với giới sinh học.

Đăng ngày: 18/04/2025
Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Đăng ngày: 17/04/2025

"Ma sông Mekong" bất ngờ xuất hiện ở Campuchia

Các chuyên gia bão tồn tỏ ra ngạc nhiên khi phát hiện một loài cá chép quý hiếm đã bị mất tích hơn 20 năm qua.

Đăng ngày: 17/04/2025
Giải mã

Giải mã "ổ rắn cực độc" xuất hiện trên đảo Phú Quý

Những ngày gần đây, cộng đồng mạng và dư luận xôn xao trước thông tin một ổ rắn cực độc xuất hiện trên đảo Phú Quý, Bình Thuận. Vậy sự thật về loài rắn này là gì?

Đăng ngày: 17/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News