Giun biến đổi gene phát hiện ô nhiễm không khí trong nhà
Đại học Aalto và Đại học Helsinki (Phần Lan) mới đây đã hợp tác nghiên cứu tạo ra loài giun biến đổi gene giúp phát hiện ô nhiễm không khí trong nhà.
Đây là loài giun tròn, trong suốt sống trong môi trường đất ôn đới.
Mặc dù không khí trong nhà hoặc nơi làm việc nghe qua có vẻ ổn nhưng nó có thể chứa các hợp chất có hại do các vật liệu tại căn phòng tạo ra như thảm, máy in, máy sao chụp… Loài giun biến đổi gene vừa được tạo ra là hai chủng Caenorhabditis elegans. Đây là loài giun tròn, trong suốt, chiều dài khoảng 1mm, sống trong môi trường đất ôn đới.
Điều làm cho những con giun tròn này trở nên đặc biệt là khi chúng ngửi hoặc nếm các hợp chất tổng hợp hoặc sinh học độc hại, ngay lập tức phản ứng tạo ra protein huỳnh quang màu xanh lá cây (GFP) trong vòng 24 giờ. Mức độ của các hợp chất này càng cao thì giun càng tạo ra nhiều protein và càng phát huỳnh quang mạnh hơn.
Những loại giun có tuyến trùng nhạy cảm với môi trường này trước đây đã được sử dụng để theo dõi nồng độ ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường ngoài trời. Nghiên cứu mới kể trên là lần đầu loài giun này được thử nghiệm đối với các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà.

“Gan lì cóc tía": Hóa ra cóc tía là con vật kỳ lạ này
Cóc tía là con vật đã đi vào tiềm thức người Việt qua câu thành ngữ "gan lì cóc tía". Nhưng hiện tại, hầu như không ai có cơ hội bắt gặp chúng trong thực tế.

Loài xâm lược mặt trăng xuất hiện thành viên mới, mặt như cá trê
Ẩn mình trong các dãy núi của cao nguyên Trung Á, một loài mới thuộc dòng họ tardigrade bất tử, có thể sống khỏe ngay cả trên... mặt trăng hoặc trong không gian giữa các vì sao, đã lộ diện.

Con nưa được cho là có 9 lỗ mũi, thế nhưng cũng chưa là gì so với sinh vật 20 "lỗ mũi" này
Nưa là tên một sinh vật được lưu truyền trong dân gian và được những người đi rừng mô tả lại.

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột.

Cảnh tượng đại bàng vàng quăng sơn dương xuống từ vách núi gây sốc
Đại bàng vàng dùng móng vuốt quắp sơn dương chamois nặng gấp khoảng 10 lần, sau đó giết chết con mồi bằng cách thả rơi từ trên cao.

Những con sói có thể làm thay đổi dòng chảy của các dòng sông
Vào những năm 1920, những con sói đã biến mất khỏi Vườn quốc gia Yellowstone. Gần một trăm năm sau, các con sông đã thay đổi dòng chảy của chúng. Chuyện gì đã xảy ra?
