Google thuê trung tâm vũ trụ của Nasa cho nghiên cứu không gian
Google vừa thuê lại sân bay vũ trụ Moffett, một sân bay vũ trụ cũ của Nasa, để phục vụ cho mở rộng nghiên cứu không gian và robot. Thương vụ thuê lại này tiêu tốn của Google 1,16 tỷ USD.
Sân bay vũ trụ này hiện đang được dùng làm sân bay cho cất cánh và hạ cánh máy bay phản lực của một tỷ phú. Planetary Ventures, một nhà thầu phụ của Google, sẽ quản lý trung tâm vũ trụ Moffett và Google cũng không mô tả chi tiết sẽ dùng trung tâm vũ trụ này như thế nào.
Trung tâm vũ trụ Moffett, gần với thung lũng Silicon
Đối với Nasa, việc cho thuê này sẽ mang lại cho họ nhiều lợi ích. Thông qua thỏa thuận, Nasa sẽ thu được 1,16 tỷ USD cho thời gian thuê 60 năm. Ông Charles Bolden, quản trị của Nasa, cho biết đồng thời với việc Nasa mở rộng sự hiện diện của họ ở không gian vũ trụ thì Nasa cũng giảm dần sự hiện diện của họ trên trái đất.
Theo Google, đầu tư lần này sẽ là cơ hội để khôi phục lại một tòa nhà mang tính biểu tượng. Trong điều khoản của hợp đồng, Google sẽ khôi phục lại tòa nhà chứa tàu vũ trụ số 1, tòa nhà Hangar One. Tòa nhà Hangar One được xây dựng vào năm 1933 và là một trong những kiến trúc tự đứng lớn nhất trên thế giới.
Kế hoạch khôi phục lại Hangar One và một số kho chứa tàu vũ trụ khác ở Moffett sẽ tiêu tốn khoảng 200 triệu USD. Sau khi được khôi phục, trung tâm vũ trụ Moffet cũng được dùng cho giáo dục khi mọi người có thể đến khám phá một địa điểm mang tính biểu tượng và vai trò của công nghệ trong thay đổi cuộc sống.
Hangar One, một biểu tượng của thung lũng Silicon sẽ thuộc về Google
Rất ít thông tin về Planetary Ventures, công ty đứng đằng sau thương vụ. Nhiều báo chí mô tả công ty này chuyên về môi giới bất động sản, tuy nhiên, cái tên Planetary Ventures (thám hiểm hành tinh) dường như mang nhiều ý nghĩa hơn chỉ là bất động sản.
Trước đây, Trung tâm vũ trụ Moffett được quản lý bởi trung tâm nghiên cứu Ames của Nasa, có trụ sở cách trụ sở chính của Google ở Mountain View chưa đến 10km.
Các dự án không gian
Đây không phải lần dầu tiên Google đầu tư vào các dự án có mục đích không bình thường. Năm 2013, hai xà lan lớn bí ẩn xuất hiện ở dọc bờ biển San Fancisco và Portland, cuối cùng cũng được biết do Google sở hữu. Lúc đầu Google dự định sử dụng cho giới thiệu các sản phẩm mới như kính Google hay xe ô tô tự hành. Dự án này sau đó bị hủy bỏ do lực lượng bảo vệ bờ biển cảnh báo về nguy cơ cháy nổ.
Google có nhiều dự án không tưởng, như dùng kinh khí cầu để phủ sóng Internet
Đây cũng không phải lần đầu tiên Google hợp tác cùng Nasa. Năm 2005, Google đã thiết lập văn phòng gần trung tâm nghiên cứu của Nasa trong phạm vi của một dự án hợp tác.
Gần đây nhất, hai bên cũng đã hợp tác với nhau để thành lập một phòng thì nghiệm nghiên cứu về các cỗ máy học nâng cao và trụ sở cũng ở trung tâm nghiên cứu của Nasa.
Hai đồng sáng lập Google là ông Larry Page và ông Sergey Brin cũng là những người nổi tiếng về yêu thích lĩnh vực hàng không và không gian và họ cũng đã mua lại nhiều hãng nghiên cứu về công nghệ vệ tinh và robot.
Lunar X, hiện tượng ánh sáng làm xuất hiện chữ X trên mặt trăng.
Gã khổng lồ Google hiện đang tài trợ cho giải thưởng Lunar X (Lunar X là tên của một hiện tượng xuất hiện chữ X trên mặt trăng ở một số thời điểm nhất định do hiệu ứng ánh sáng), với giải thưởng 30 triệu USD cho cuộc thi đưa robot lên mặt trăng.
Tham khảo: BBC

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.
