Hà biển ăn tàu có thể là thực phẩm tương lai

Mang biệt danh "nghêu trần" do không có vỏ, hà biển lớn nhanh hơn những sinh vật như trai, hàu, và có thời gian thu hoạch ngắn.

Nhóm nhà khoa học tại Đại học Cambridge và Đại học Plymouth, Anh, đang nuôi hà biển để làm nguồn thực phẩm thay thế cho các loại tôm cá, Interesting Engineering hôm 9/4 đưa tin.


Hà biển nằm trong tấm gỗ. (Ảnh: Đại học Plymouth).

Hà biển hay hà đục gỗ có khả năng phá hủy mạnh. Trong giai đoạn đầu đời, chúng là những sinh vật nhỏ bé, bơi tự do. Khi tìm được chỗ cư trú thích hợp trên gỗ, chúng sẽ phát triển thành một dạng mới và vùi mình vào trong gỗ. Hà biển từng gây rắc rối cho nhà thám hiểm Christopher Columbus. Trong hành trình của ông đến vùng biển Caribbean, chúng đã làm suy yếu thân tàu, đe dọa đến sự an toàn của thủy thủ đoàn.

Hà biển không có vỏ. Do đó, nhà nghiên cứu David Willer từ Đại học Cambridge và đồng nghiệp Reuben Shipway, Đại học Plymouth, thích biệt danh "nghêu trần" của chúng. Hà biển không tốn năng lượng để phát triển vỏ. Điều này giúp chúng lớn nhanh hơn trai và hàu - những sinh vật có thể cần tới hai năm để đạt kích thước thu hoạch được.

Cá tuyết, cá tuyết chấm đen, cá hồi, cá ngừ và tôm chiếm 80% lượng hải sản tiêu thụ tại Anh. Chúng thường xuyên được đánh bắt bằng phương pháp có hại và không bền vững gọi là lưới kéo. Các nhà khoa học hy vọng hà biển sẽ mang lại cho con người những lợi ích tương đương một chế độ ăn nhiều cá theo cách bền vững hơn.

Lưới kéo đáy biển là phương pháp đánh bắt cá công nghiệp được sử dụng rộng rãi, theo đó, ngư dân sẽ kéo lê những tấm lưới nặng dưới đáy biển để đánh bắt cá. Phương pháp này phá hủy môi trường sống tự nhiên dưới đáy biển do cày xới đáy biển và tác động đến mọi loài thực vật và động vật sống ở đó.

"Điều tuyệt vời về nghêu trần là chúng ăn gỗ. So với những con vật như cá ngừ, môi trường tự nhiên sẽ không bị tác động do đánh bắt", Willer nói. Yếu tố then chốt dẫn đến sự thành công của hà biển là vi khuẩn và nấm cộng sinh trong bụng chúng. Vi khuẩn và nấm giúp chuyển hóa gỗ thành nhiều loại hợp chất bao gồm protein, vitamin B12 và các vi chất thiết yếu.

Năm 2023, nhóm nghiên cứu đã xây dựng hệ thống nuôi hà biển đầu tiên trên thế giới ở Plymouth, Anh. Khi nhận được bằng sáng chế cho phát minh của mình, họ sẽ khởi động kế hoạch mở rộng quy mô vào tháng 5.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bắt được sinh vật bí ẩn giống như trong bộ phim kinh dị dưới đáy biển sâu

Bắt được sinh vật bí ẩn giống như trong bộ phim kinh dị dưới đáy biển sâu

Ngư dân Jason Moyce đã bắt được con cá có ngoại hình kinh dị, đó là sinh vật biển 'xấu xí nhất' mà anh từng thấy sau nhiều năm đánh bắt trên biển.

Đăng ngày: 14/05/2025
Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.

Đăng ngày: 13/05/2025
Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng

Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng

Kỳ lân biển là động vật biển có kích cỡ trung bình của phân bộ cá voi có răng. Điều khiến loài vật này được chú ý nhiều nhất là chiếc sừng dài đặc biệt ở trên đầu.

Đăng ngày: 11/05/2025
Những sự thật đáng kinh ngạc về vực thẳm Challenger, nơi sâu nhất trên Trái đất

Những sự thật đáng kinh ngạc về vực thẳm Challenger, nơi sâu nhất trên Trái đất

Giống như bề mặt đất liền của Trái đất có các đỉnh núi và thung lũng khổng lồ, thế giới đại dương cũng có địa hình đa dạng tương tự.

Đăng ngày: 10/05/2025
Những điều thú vị về con sam biển

Những điều thú vị về con sam biển

So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Đăng ngày: 10/05/2025
Trái đất có bao nhiêu đại dương?

Trái đất có bao nhiêu đại dương?

Trái đất có 1, 4 hay 5 đại dương? Tưởng chừng đây là câu hỏi quá đơn giản, nhưng câu trả lời vẫn chưa được giới khoa học thống nhất

Đăng ngày: 09/05/2025
Lần đầu ghi nhận cá voi sát thủ bắt cóc cá voi con từ loài khác về nuôi

Lần đầu ghi nhận cá voi sát thủ bắt cóc cá voi con từ loài khác về nuôi

Đây rất có thể là một sự kiện hi hữu, xuất phát từ khao khát làm mẹ của một con cá voi sát thủ cái bị vô sinh.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News