Hà Nội: Dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, số ca mắc bệnh tăng cao

Căn bệnh nguy hiểm sốt xuất huyết lây truyền qua muỗi đốt đang có xu hướng tăng mạnh tại Hà Nội khi chỉ riêng trong tháng 7, số ca mắc chiếm trên 50% tổng số ca sốt xuất huyết ghi nhận từ đầu năm đến nay.

Số ca mắc sốt xuất huyết tăng mạnh ở Hà Nội

Ngày 12/8, TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, cho biết, từ đầu năm đến nay Hà Nội ghi nhận 693 ca sốt xuất huyết rải rác ở 164 xã, phường của 29 quận, huyện, trong đó không có ca tử vong.

“Mùa dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội bất đầu từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm. Vì thế, ở thời điểm này tại Hà Nội đang là mùa dịch nên số bệnh nhân bắt đầu có xu hướng ra tăng. Trong khi tháng 1 chỉ ghi nhận 21 ca sốt xuất huyết, tháng 2 là 1 ca, tháng 3, tháng 4 mỗi tháng 15 ca thì từ tháng 5, số bệnh nhân bắt đầu tăng lên với 69 ca.

Đặc biệt, từ tháng 6 số bệnh nhân đã tăng gấp gần 3 lần ca mắc trong tháng 5 với 168 ca và đỉnh điểm là tháng 7 là với 357. Số mắc giảm so với cùng kỳ năm có dịch (năm 2009), chỉ chiếm 38% nhưng tăng so với cùng kỳ năm 2014. Tuy nhiên, hiện dịch bệnh có tính chất tản phát, chưa xuất hiện ổ dịch tập trung, phức tạp”, TS Cảm cho biết.

Cũng theo ông Cảm, qua điều tra dịch tễ ghi nhận sốt xuất huyết chủ yếu gặp ở người lớn, ở trẻ em dưới 15 tuổi tỉ lệ mắc rất thấp, chỉ chiếm 13%. Tại Hà Nội, ở các quận nội thành như quận Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Hà Đông và huyện ven nội đang đô thị hóa nhanh như Thanh Trì tập trung số bệnh nhân đông nhất.

Còn trong cả nước, theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước có 19.753 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 12 trường hợp tử vong, trong đó nhiều tỉnh/ thành phố có số mắc lũy tích tăng cao so với cùng kỳ 2014 như TP.HCM, Đồng Nai, Sóc Trăng, Đồng Tháp… Tại Hà Nội, hiện đã ghi nhận 362 ca sốt xuất huyết tại 25/30 quận/ huyện/ thị xã.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cho biết, so với giai đoạn 2010 - 2014, số người mắc sốt xuất huyết năm 2015 giảm đáng kể song diễn biến của dịch vẫn khá phức tạp, nhất là tại khu vực phía Nam. Đặc biệt, dịch sốt xuất huyết thường bùng phát mạnh vào mùa mưa.

Gia tăng vì chu kỳ dịch?

Dù hiện nay dịch sốt xuất huyết vẫn là tản mác, không có ổ dịch lớn, số ca mắc vẫn ở diện khống chế nhưng các chuyên gia cũng lo ngại số ca mắc sốt xuất huyết mới trong năm nay tại Hà Nội sẽ gia tăng bởi bước vào chu kỳ dịch.

“Qua theo dõi hình dịch sốt xuất huyết nhiều năm tại Hà Nội, ngành Y tế Hà Nội đã dự báo năm 2014, 2015 có thể gia tăng số mắc bệnh vì là chu kì dịch (sau 4-5 năm tính từ năm 2009 là năm có dịch lớn tại Hà Nội)”, TS Cảm nói.

Để ứng phó với nguy cơ này, ngành y tế Hà Nội đã kịp thời tham mưu cho Uỷ ban nhân dân Thành phố và các cấp triển khai quyết liệt các biện pháp chống dịch bệnh. Tuyên truyền cho người dân về bệnh sốt xuất huyết và các biện phòng chống bằng nhiều hình thức; giám sát phát hiện kịp thời các ca bệnh hoặc người nghi mắc bệnh tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng; tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy tại tận hộ gia đình; phun hoá chất diệt muỗi trưởng thành diện rộng nhằm khống chế không để dịch bùng phát và lây lan...

Tuy nhiên, khi đi tuyên truyền, phun thuốc muỗi một số hộ gia đình, người dân không hợp tác trong công tác phòng chống dịch như: Không mở cửa cho CBYT vào nhà kiểm tra VSMT diệt bọ gậy hoặc phun hoá chất diệt muỗi; không khai báo cho cán bộ y tế địa phương khi bị bệnh; Không chủ động và thực hiện thường xuyên việc diệt bọ gậy trong và xung quanh nhà mình. Bên cạnh đó, kiến thức về bệnh của người dân vẫn còn hạn chế, ví dụ: Nghĩ nhà sạch là sẽ không có muỗi; Nghĩ việc phòng bệnh chủ yếu là phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành, coi nhẹ việc VSMT, diệt bọ gậy trong và xung quanh nhà mình.

Trong khi đó, thói quen, tập quán sinh hoạt của người dân khiến tác nhân truyền bệnh sốt xuất huyết có cơ hội phát triển. Như người dân vẫn có tập quán trữ nước nhưng không thả cá diệt bọ gậy. Hay lọ hoa trên bàn thờ, lọ hoa để lâu ngày, nước đọng ở chậu cây cảnh ngoài sân chứa đầy bọ gậy, chai lọ, vở lon nước ngọt... vứt ra ngoài vườn cũng có thể ứ đọng nước và là nơi sinh sôi lý tưởng của muỗi truyền sốt xuất huyết.

Về các tuýp sốt xuất huyết đang lưu hành, PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết hiện cả 4 tuýp sốt xuất huyết đang lưu hành và không có miễn dịch chéo nên đã mắc sốt xuất huyết tuýp này vẫn có nguy cơ mắc sốt xuất huyết tuýp khác và lần sau thường biểu hiện nặng hơn lần trước.

Vì thế, để phòng bệnh sốt xuất huyết cho chính bản thân và cho những người xung quanh, mỗi gia đình cần chủ động diệt bọ gậy trong và xung quanh nhà, cần thay đổi thói quen không trữ nước trong nhà, đổ lọ nước bình hoa, cây cảnh, dọn quang vườn tược, không để mảnh vỡ, vỏ chai lọ chứa nước trong vườn... đều là nơi trú ngụ của bọ gậy phát triển thành muỗi gây bệnh; ngủ màn; hợp tác với CBYT khi có bệnh nhân hoặc ổ dịch. Đặc biệt khi có biểu hiện sốt cao đột ngột trên 2 ngày cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám điều trị kịp thời tránh tử vong.

Loading...
TIN CŨ HƠN
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà

Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà

Dưa bở là loại quả bổ dưỡng, giải khát rất tốt trong mùa hè nóng bức và còn nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe.

Đăng ngày: 03/05/2025
Tìm hiểu triệu chứng và cách chữa ngón tay gãy bút chì

Tìm hiểu triệu chứng và cách chữa ngón tay gãy bút chì

Ngón tay bị gãy bút chì là do chấn thương ở khớp giữa ngón tay, nơi có thể gập cong. Khớp này gọi được là khớp nối liên vị gần (PIP).

Đăng ngày: 01/05/2025
Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người

Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người

Mặc dù khoác lên mình những màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người, nhưng nhiều loài hoa lại chứa những chất kịch độc có thể gây chết người.

Đăng ngày: 24/04/2025
Bài kiểm tra tuổi thật của cơ thể

Bài kiểm tra tuổi thật của cơ thể

Tuổi đời chưa hẳn đã là tuổi cơ thể. Nhiều người trẻ nhưng yếu ngang cụ già và ngược lại, không ít bậc cao niên cơ thể khỏe mạnh như mới đôi mươi. Hãy tính tuổi sinh học của cơ thể bằng các bài kiểm tra dưới đây do Bright Side gợi ý.

Đăng ngày: 22/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News