Hà Nội lại rung chấn do động đất
Nhiều người dân sống trên nhà cao tầng ở Hà Nội, Cao Bằng, Lạng Sơn... cảm nhận sự rung lắc vào sáng 25/11.
Lúc 8h18, chị Hoàng Phương đang làm việc tại tầng 5 tòa nhà trên phố Duy Tân, Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội) thấy một số đồ đạc để trên bàn chuyển động, sau đó bàn ghế rung chuyển nhẹ. "Ban đầu tôi tưởng mình bị chóng mặt nhưng quay sang hỏi đồng nghiệp, đều có cảm nhận tương tự", chị Phương nói. Nhiều người làm việc trong khu văn phòng, nhà cao tầng ở Kim Mã, Nguyễn Chí Thanh, Ngọc Khánh, Hoàng Cầu... cũng cho biết "cảm nhận rõ sự rung lắc".
Vụ động đất mạnh 5,4 độ đã xảy ra ở huyện Trùng Khánh, Cao Bằng sáng 25/11.
Cùng giờ trên, tại Cao Bằng, ông Nông Văn Khôn, Chủ tịch UBND xã Đoài Côn (huyện Trùng Khánh) cho biết, khi đang làm việc ở trụ sở, ông cảm nhận thấy đồ vật xung quanh rung chuyển kéo dài trong khoảng 30 giây và "chân tay bủn rủn".
Còn ở thành phố Lạng Sơn, anh Chu Văn Minh cảm nhận hai lần rung lắc nhẹ khi nằm trên tầng 2 nhà riêng, mỗi lần kéo dài 10 giây và cách nhau hơn một phút. Chị Nguyễn Thị Đào (thành phố Hải Dương) thông tin, đang làm việc cùng hai đồng nghiệp trong văn phòng ở tầng 2, bất ngờ cảm nhận đồ vật xung quanh và vị trí ngồi rung lắc trong vài giây.
Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Phương - Phó giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần, một vụ động đất mạnh 5,4 độ đã xảy ra ở huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) lúc 8h18 sáng nay, độ sâu tâm chấn 14 km; đây là trận động đất có độ mạnh trung bình.
Trước đó, lúc 6h50 sáng 21/11, người dân ở một số tòa nhà cao tầng Hà Nội thấy đồ đạc rung nhẹ, cảm giác chóng mặt. Nguyên nhân là động đất 6,1 độ richter tại Lào.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?
Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.
