Hạ thân nhiệt là gì?

Bình thường, thân nhiệt trung bình của một người lớn khỏe mạnh là khoảng 37 độ C. Hạ thân nhiệt xuất hiện khi lượng nhiệt cơ thể mất đi nhiều hơn lượng nhiệt cơ thể sinh ra, khả năng kiểm soát thân nhiệt của cũng cơ thể bị rối loạn.

Hiện tượng hạ thân nhiệt nhẹ sẽ xuất hiện lúc thân nhiệt xuống còn 35 độ C. Khi thân nhiệt rơi xuống mức 32,2 độ C, cơ chế bù trừ nhiệt độ bắt đầu suy giảm, trạng thái tâm thần có thể biến đổi và thậm chí, bạn có thể bị mất trí nhớ.

Thân nhiệt tại 27,7 độ C, bạn bắt đầu mất ý thức và khi chỉ còn dưới 21 độ C, trạng thái hạ thân nhiệt nặng diễn ra và con người sẽ chết. Khi các bộ phận cơ thể phải chịu lạnh lâu dài, máu lưu thông sẽ giảm và việc thiếu máu ấm sẽ dẫn đến các cơ bị đóng băng và đứt vỡ.

Hạ thân nhiệt là gì?
Nguy cơ hạ thân nhiệt sẽ tăng nếu kèm theo tình trạng kiệt sức hoặc mất nước.

Hạ thân nhiệt đột ngột thường xảy ra khi thời tiết chuyển mùa, cụ thể là vào những ngày mùa đông lạnh, rét. Nguyên nhân của hạ thân nhiệt thường là do:

  • Tiếp xúc với thời tiết lạnh, nhiễm lạnh khi trời mưa;
  • Mặc quần áo ẩm ướt, không đủ ấm;
  • Để đầu trần khi nhiệt độ thấp;
  • Tắm ở nơi không kín gió;
  • Ngã hoặc ngâm mình trong nước lạnh thời gian dài;
  • Sinh hoạt trong nhà có nhiệt độ dưới 10 độ C.

Nguy cơ hạ thân nhiệt sẽ tăng nếu kèm theo tình trạng kiệt sức hoặc mất nước. Những đối tượng dễ bị hạ thân nhiệt bao gồm:

  • Người già ít vận động, hệ tuần hoàn kém, giảm thích ứng với thời tiết lạnh;
  • Trẻ em, trẻ sinh non, nhất là các bé dưới 5 tuổi có cơ chế điều hoà thân nhiệt chưa phát triển hoàn chỉnh;
  • Người đang bị bệnh, gầy yếu, suy dinh dưỡng;
  • Mắc các bệnh như tâm thần, Alzheimer, tim mạch, thiểu năng tuyến giáp...;
  • Người say rượu hoặc đang phê ma túy;
  • Người vô gia cư;
  • Nạn nhân đuối nước hoặc bị mắc kẹt lâu trong thời tiết lạnh.

Cách xử lý cấp cứu khi gặp người bị hạ thân nhiệt

  • Gọi xe cấp cứu. Trong khi chờ người giúp đỡ, cần theo dõi hơi thở của người bệnh. Nếu hơi thở ngừng hay có vẻ chậm hoặc nông trầm trọng, cần hà hơi thổi ngạt ngay.
  • Chuyển người bệnh vào nơi ấm. Nếu không thể vào trong nhà, hãy che chắn bảo vệ người bệnh khỏi bị gió, che kín đầu bệnh nhân, đặt bệnh nhân nằm cách ly khỏi đất lạnh.
  • Cởi bỏ quần áo ẩm ướt, thay đồ khô, ấm. Đắp gạc ấm lên cổ, lồng ngực và háng của bệnh nhân. Cho người bệnh uống nước ấm, uống nước cháo nóng...

Các việc không nên làm: Không chườm nóng trực tiếp. Không dùng nước nóng, đệm sưởi hoặc đèn sưởi để làm ấm nạn nhân. Không cố làm ấm tay và chân, bởi làm nóng tay và chân thúc đẩy máu lạnh trở về tim, phổi và não, gây hạ thân nhiệt trung tâm, có thể gây tử vong. Không cho người bệnh uống rượu. Không xoa bóp hoặc chà xát người bệnh. Các động tác với người bệnh cần phải nhẹ nhàng để tránh nguy cơ ngừng tim.

Nếu bệnh nhân có thân nhiệt trên 33oC thì chỉ cần dùng các biện pháp ủ ấm thông thường như mặc thêm quần áo ấm, uống nước ấm, đắp gạc ấm là đủ.

Cần chuyển nhanh đến bệnh viện điều trị các trường hợp: thân nhiệt từ 28 - 33oC: chỉ định phương pháp ủ ấm dựa vào nhiệt độ cơ thể, tuổi, thời gian bị nhiễm lạnh. Dưới 28oC: phải điều trị bằng tuần hoàn ngoài cơ thể, thay thế thận hoặc lọc màng bụng.

Đồng thời với các biện pháp làm tăng thân nhiệt, cần tìm ra nguyên nhân và điều trị nguyên nhân kết hợp điều trị triệu chứng để giảm thiểu các biến chứng xấu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao thỉnh thoảng ta lại có vết thâm tím trên người?

Vì sao thỉnh thoảng ta lại có vết thâm tím trên người?

Nếu bạn bị ngã xe đạp hoặc va vào góc bàn thì 1-2 ngày sau bạn sẽ thấy một vết màu xanh sẫm hoặc tím đen trên da ở chỗ bị va đập.

Đăng ngày: 19/12/2019
6 điểm bấm huyệt giúp bạn ngủ ngon

6 điểm bấm huyệt giúp bạn ngủ ngon

Để có giấc ngủ ngon, bạn có thể bấm các huyệt An Miên ở phía sau tai, Thần Môn dưới cổ tay...

Đăng ngày: 19/12/2019
Hợp chất “nấm ma thuật” có thể thay thế thuốc điều trị trầm cảm

Hợp chất “nấm ma thuật” có thể thay thế thuốc điều trị trầm cảm

Một thử nghiệm lâm sàng gần đây đã đánh giá sự an toàn của psilocybin – một loại chất gây ảo giác của “nấm ma thuật” - và thấy rằng nó không tạo ra tác dụng phụ.

Đăng ngày: 19/12/2019
Cà rốt rất tốt, nhưng ăn với những thực phẩm này rất dễ gây hại cho cơ thể

Cà rốt rất tốt, nhưng ăn với những thực phẩm này rất dễ gây hại cho cơ thể

Cà rốt là loại thực phẩm phổ biến được rất nhiều người thích ăn. Với hương vị ngon và dinh dưỡng phong phú, cà rốt rất có lợi đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên, cần phải tránh ăn cà rốt với các loại thực phẩm này nếu không muốn cơ thể gặp vấn đề.

Đăng ngày: 19/12/2019
Bị bỏng kiêng ăn gì?

Bị bỏng kiêng ăn gì?

Bị bỏng kiêng ăn gì? Có rất nhiều thực phẩm được liệt vào "danh sách đen" đối với bệnh nhân gặp vết thương hở nói chung và bị bỏng nói riêng.

Đăng ngày: 18/12/2019
7 bài tập thư giãn ngón tay cho dân văn phòng

7 bài tập thư giãn ngón tay cho dân văn phòng

Thường xuyên gõ bàn phím khiến bàn tay, ngón tay mỏi nhừ. Bạn có thể tập các bài đơn giản để thư giãn như nắm mở bàn tay, gập ngón...

Đăng ngày: 18/12/2019
Nhiễm sán lá gan nguy hiểm thế nào?

Nhiễm sán lá gan nguy hiểm thế nào?

Sán sinh sôi trong đường mật lâu gây đau tức, viêm, chảy máu, ung thư đường mật, nặng hơn là áp xe gan...

Đăng ngày: 18/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News