Phản ứng của cơ thể người trong nhiệt độ đông lạnh

Khi nhiệt độ trung tâm của cơ thể giảm xuống 21 độ C hoặc thấp hơn, con người có nguy cơ tử vong cao.

Nhiệt độ phần lõi cơ thể hay còn gọi là nhiệt độ trung tâm luôn ở khoảng 37 độ C. Hạ thân nhiệt xảy ra khi nhiệt độ trung tâm giảm xuống 35 độ C hoặc thấp hơn. Mọi người có thể trải qua hiện tượng hạ thân nhiệt trong điều kiện tương đối lạnh nhưng chưa đến mức đông cứng (từ -1 đến 10 độ C), đặc biệt nếu họ bị ướt như ngấm mưa, đổ mồ hôi hoặc ngâm mình trong nước lạnh. Ở dưới nước, cơ thể mất nhiệt nhanh hơn khoảng 25% so với khi ở trên cạn, theo Michael Sawka, giám đốc ở Viện nghiên cứu Y học Môi trường của quân đội Mỹ (USARIEM).


Con người bắt đầu hạ thân nhiệt khi nhiệt độ trung tâm giảm từ 35 độ C. (Ảnh: iStock).

Ở mức -34 độ C, một người khỏe mạnh không mặc đủ ấm có thể bị hạ thân nhiệt trong vòng 10 phút. Trong khoảng từ -40 đến -45 độ C, hiện tượng hạ thân nhiệt có thể xuất hiện chỉ sau 5 - 7 phút.

Thân nhiệt sụt giảm sẽ khiến các cơ quan nội tạng quan trọng không thể hoạt động bình thường, bao gồm não và tim, theo Mayo Clinic. Kết quả là lượng máu tới nội tạng giảm, đẩy cơ thể tới trạng thái sốc và làm tăng nguy cơ suy gan và suy thận, theo Lenox Glatter, bác sĩ cấp cứu ở bệnh viện Lenox Hill, New York. Những người nhỏ tuổi hoặc người già có nguy cơ hạ thân nhiệt cao hơn do cơ tim yếu.

Các triệu chứng hạ thân nhiệt nhẹ như run rẩy, suy yếu và rối loạn xảy ra khi nhiệt độ trung tâm vào khoảng 35 độ C. Ở 33 độ C, bạn có thể bị mất trí nhớ. Với thân nhiệt 28 độ C, bạn sẽ mất nhận thức. Từ 21 độ C trở xuống, bạn có nguy cơ tử vong. Kỷ lục nhiệt độ cơ thể thấp nhất mà tại đó một người trưởng thành có thể sống sót là 13,7 độ C, theo nhà nghiên cứu John Castellani ở USARIEM. Khi không được điều trị, hạ thân nhiệt có thể gây suy tim và chết.

Cơ thể người có hai cơ chế để đối phó với điều kiện lạnh giá. Ngay khi gió lạnh táp vào mặt, cơ thể sẽ dồn máu từ da tới những bộ phận nhô ra như ngón tay và ngón chân, đồng thời tới phần lõi. Quá trình này gọi là co thắt mạch máu, giúp hạn chế tỏa nhiệt ra môi trường. Phản ứng thứ hai là run rẩy, góp phần tạo ra nhiệt và làm tăng nhiệt độ cơ thể.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/07/2025
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Đăng ngày: 30/06/2025
20 tác dụng thú vị của chanh tươi

20 tác dụng thú vị của chanh tươi

Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Đăng ngày: 30/06/2025
Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Đăng ngày: 29/06/2025
Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 29/06/2025
10 điều bạn cần biết về đậu phụ

10 điều bạn cần biết về đậu phụ

Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

Đăng ngày: 28/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News