Hacker dự định phóng vệ tinh riêng
Việc kiểm duyệt internet ngày càng gắt gao chính là động lực cho kế hoạch này.
Hacker đang tiến hành kế hoạch phóng vệ tinh thông tin riêng của mình lên vũ trụ, đồng thời phát triển trạm thông tin mặt đất để theo dấu và liên lạc với chúng.
Kế hoạch này được nhóm Hackerspace vạch ra tại Hội nghị hacker quốc tế Chaos Communication Congress được tổ chức tại Berlin. Hackerspace là nhóm hacker lâu đời của Đức, có sức ảnh hưởng tới các hacker cũng như những người hoạt động trong lĩnh vực tăng cường an ninh máy tính.
Nhóm của Armin Bauer, 26 tuổi, một hacker của Hackerspace, đã đưa ra ý tưởng về một hệ thống mạng dành cho các trạm thông tin mặt đất do các cá nhân đóng góp xây dựng. Theo Bauer, “nó là một dạng GPS ngược”, nghĩa là những trạm thông tin này có thể định vị vệ tinh bất cứ lúc nào, trong khi đó vẫn nhận được thông tin từ vệ tinh một cách dễ dàng và chính xác.
Bauer đang thực hiện một phần của dự án này cùng với với nhóm nghiên cứu vũ trụ Costellation.
Bauer cho biết họ sẽ hoàn thành 3 trạm thông tin mặt đất đầu tiên trong nửa đầu năm 2012. Giá bán của các trạm thông tin mặt đất kiểu này có thể ở mức khoảng 100 euro/trạm. Về dài hạn, họ hi vọng có thể đưa các phi hành gia nghiệp dư lên mặt trăng trong vòng 23 năm nữa.
Theo giáo sư Alan Woodward (Đại học Surrey, Anh), kế hoạch phóng vệ tinh riêng này có thể gặp phải một số khó khăn, bởi nếu phóng vệ tinh ở tầm thấp thì chúng sẽ không ở một vị trí mà di chuyển theo quỹ đạo 90 phút một lần. Như vậy, thời gian có thể dùng vệ tinh vào mục đích liên lạc sẽ tương đối ngắn.
Còn nếu phóng vệ tinh lên quỹ đạo địa tĩnh trên xích đạp thì khoảng cách xa trái đất sẽ khiến tín hiệu có thể bị chậm đáng kể, gây cản trở tới các ứng dụng trên internet.
Vì vũ trụ hiện không nằm trong tầm quản lí của bất cứ quốc gia nào nên nó có thể là nơi để các hoạt động xâm nhập được thực hiện. Song, cũng chính vì thế mà bất cứ quốc gia nào cũng có thể vô hiệu hóa vệ tinh này.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
