Hài cốt người hiến tế dưới đầm lầy 5.000 năm trước

Các nhà khoa học phát hiện xương và răng của một nạn nhân bị hiến tế trong thời Đồ Đá Mới nhưng chưa rõ tuổi và giới tính.

Nhóm nhà khảo cổ từ Bảo tàng Roskilde phát hiện hài cốt người ở nơi từng là đầm lầy gần thị trấn Stenløse, đảo Zealand, phía tây bắc thủ đô Copenhagen của Đan Mạch, Ancient Origins hôm 15/12 đưa tin.

Hài cốt người hiến tế dưới đầm lầy 5.000 năm trước
Các nhà khảo cổ tìm thấy xương chân, xương chậu và hàm dưới của một hài cốt dưới đầm lầy gần thị trấn Stenløse. (Ảnh: Christian Dedenroth-Schou/ROMU)

Ban đầu, họ chỉ tìm thấy một chiếc xương đùi, hàm dưới cùng vài chiếc răng, chân và xương chậu. Sau đó, họ phát hiện thêm phần còn lại của một chiếc rìu đá lửa và xương động vật, cho thấy một nghi lễ hiến tế đã diễn ra khoảng 5.000 năm trước, trong thời Đồ Đá Mới (năm 10.000 - 2.200 trước Công nguyên).

Các nhà khoa học vẫn chưa xác định được giới tính và tuổi của người chết. Tuy nhiên, người này không phải vô tình ngã xuống đầm lầy mà chết do quá trình hiến tế. Giới khảo cổ cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp sử dụng đầm lầy làm nơi hiến tế người, động vật cùng các đồ vật khác trong thời cổ đại.

"Khi thấy những mẩu xương, chúng tôi nghĩ rằng mình đang khám phá một điều thực sự thú vị. Đó là một trải nghiệm đặc biệt - việc tìm thấy hài cốt đầm lầy không mấy khi xảy ra. Đó là giai đoạn đầu thời kỳ Đồ Đá Mới ở Đan Mạch. Chúng tôi biết tục hiến tế người đã tồn tại từ xa xưa - chúng tôi có những ví dụ khác về tục này", Emil Winther Struve, nhà khảo cổ tại Bảo tàng Roskilde, cho biết.

Hài cốt đầm lầy cổ xưa nhất thế giới, Koelbjerg Man, được phát hiện ở Đan Mạch vào những năm 1940, có thể có niên đại 10.000 năm. Một trong những hài cốt đầm lầy nổi tiếng nhất, Tollund Man, cũng được tìm thấy ở nước này vào những năm 1950 và tồn tại từ năm 400 trước Công nguyên.

Theo quy định tại Đan Mạch, trước khi xây một khu nhà mới, các chuyên gia cần tiến hành khảo sát khảo cổ ở khu vực đó. Với mục đích này, đầm lầy gần thị trấn Stenløse được rút cạn, làm lộ hài cốt đầm lầy và những dấu tích khác.

Tuy nhiên, mùa đông lạnh giá kéo đến và các nhà khoa học phải đợi băng tan để bắt đầu đợt khai quật tiếp theo. Các bộ phận khác của hài cốt nằm bên ngoài, không được lớp than bùn trong đầm lầy bảo vệ nên không còn lưu lại. Việc nghiên cứu răng giúp xác định tuổi còn nghiên cứu xương chậu sẽ giúp xác định giới tính. Những chiếc răng cũng có thể cung cấp thêm thông tin về danh tính của người chết, giúp giải mã lý do tại sao người này bị hiến tế.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí mật của khủng long đuôi chùy cuối cùng đã được tiết lộ

Bí mật của khủng long đuôi chùy cuối cùng đã được tiết lộ

Khủng long bọc thép hay còn gọi là khủng long đuôi chùy (Ankylosaur), có thể đã sử dụng phần đuôi như một vũ khí lợi hại để chiến đấu với nhau trong những cuộc xung đột.

Đăng ngày: 19/12/2022
Phát hiện hơn 60 ngôi mộ thời La Mã cổ đại tại Dải Gaza

Phát hiện hơn 60 ngôi mộ thời La Mã cổ đại tại Dải Gaza

Trong số 63 ngôi mộ được phát hiện, các nhà khảo cổ đã tiến hành khai quật một ngôi mộ và phát lộ tại đây một bộ xương cùng nhiều đồ tạo tác có niên đại từ thế kỷ thứ 2.

Đăng ngày: 18/12/2022
Kiểm tra kho báu pháp sư ở bảo tàng, phát hiện bí mật vàng ròng

Kiểm tra kho báu pháp sư ở bảo tàng, phát hiện bí mật vàng ròng

Kho báu 4.000 năm tuổi đồ tùy táng của pháp sư được khai quật gần di tích nổi tiếng Stonehenge ở nước Anh hồi thế kỷ 19 có thể còn quý giá hơn tưởng tượng nhiều lần.

Đăng ngày: 16/12/2022
Sau 1.800 năm, bóng ma từ thành cổ Maya vẫn đủ hại người

Sau 1.800 năm, bóng ma từ thành cổ Maya vẫn đủ hại người

Nghiên cứu mới về các tòa thành cổ Maya cảnh báo các nhà khảo cổ có thể gặp nguy hiểm vì một bóng ma từng làm hại người dân cổ đại trỗi dậy lần nữa khi bị đào bới.

Đăng ngày: 15/12/2022
Sự tương đồng giữa vượn cáo tuyệt chủng với loài người

Sự tương đồng giữa vượn cáo tuyệt chủng với loài người

Một nghiên cứu của Trường Đại học Otago (New Zealand) đã chỉ ra những phát hiện thú vị sau khi phân tích răng của loài vượn cáo tuyệt chủng.

Đăng ngày: 15/12/2022
Người Aztec cổ đại đã sử dụng một ngọn núi như một

Người Aztec cổ đại đã sử dụng một ngọn núi như một "đài quan sát thiên văn", theo dõi lịch Mặt trời

Exequiel Ezcurra - một nhà sinh thái học khi đang điều tra nguồn gốc và sự phát triển của ngành nông nghiệp trồng ngô ở Mexico, đã phát hiện một điều khác lạ.

Đăng ngày: 15/12/2022
Phát hiện cực sốc trong hang loài người ma 230.000 tuổi

Phát hiện cực sốc trong hang loài người ma 230.000 tuổi

Tại Dinaledi Chamber thuộc hệ thống hang động Rising Star của Nam Phi, các nhà khoa học vừa có phát hiện mới đủ làm đảo lộn lịch sử nhân loại liên quan đến loài người ma Homo naledi.

Đăng ngày: 15/12/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News