Hai cụm thiên hà chứa hàng trăm tỷ ngôi sao sắp va chạm

Việc quan sát các cụm thiên hà va chạm và sáp nhập giúp giới khoa học hiểu thêm về quá trình hình thành các vật thể trong vũ trụ.

Các nhà khoa học sử dụng hình ảnh từ kính viễn vọng tia X và đài thiên văn vô tuyến để quan sát luồng chấn động phát ra khi hai cụm thiên hà 1E 2216.0-0401 và 1E 2215.7-0404 bắt đầu hợp nhất, IFL Science hôm 25/6 đưa tin.

Hai cụm thiên hà chứa hàng trăm tỷ ngôi sao sắp va chạm
Minh họa vùng khí nóng (màu xanh) được tạo ra khi hai cụm thiên hà va chạm. (Ảnh: IFL Science).

Cụm thiên hà chứa rất nhiều khí giữa các thiên hà. Lượng khí này trải rộng hàng triệu năm ánh sáng và thường rất nóng. Khi các cụm thiên hà đâm nhau, khí từ mỗi cụm sẽ bị nén và nung nóng tới nhiệt độ cực cao.

Giới khoa học từng quan sát được các luồng chấn động sáp nhập nhưng không giống lần này. Những luồng chấn động di chuyển vuông góc với trục, hướng ra ngoài theo mặt phẳng xích đạo của vụ sáp nhập. "Hai cụm thiên hà cho thấy bằng chứng rõ nét đầu tiên về kiểu chấn động sáp nhập này", Liyi Gu, tác giả chính của cuộc nghiên cứu, chuyên gia từ Viện Khoa học Quốc gia RIKEN (Nhật Bản), cho biết.

"Chấn động tạo ra một vành đai khí nóng 100 triệu độ giữa hai cụm thiên hà, có thể lan rộng đến biên giới của chúng, thậm chí xa hơn. Do đó, chấn động quan sát được có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của các cụm thiên hà cũng như các cấu trúc lớn trong vũ trụ", Liyi Gu giải thích.

Các vụ va chạm cụm thiên hà có thể mất hàng tỷ năm mới hoàn thiện. Vì vậy, để nắm được bức tranh tổng quát, các nhà khoa học phải quan sát hình ảnh của nhiều vụ va chạm khác nhau. Đây cũng là lý do rất khó quan sát được giai đoạn đầu của một vụ sáp nhập.

"eROSITA, dự án khảo sát bầu trời bằng kính viễn vọng tia X dự kiến khởi động trong năm nay, sẽ giúp phát hiện thêm nhiều vụ sáp nhập tương tự. Hai dự án khác là XRISM và Athena, cũng cho phép chúng ta hiểu thêm vai trò của những luồng chấn động sáp nhập trong lịch sử hình thành các vật thể ngoài không gian", Hiroki Akamatsu, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.

Cụm thiên hà là vật thể được liên kết bằng lực hấp dẫn lớn nhất vũ trụ, mỗi cụm có thể chứa hàng trăm tỷ ngôi sao. Chúng rất quan trọng trong việc tìm hiểu quá trình thiên hà thay đổi và tiến hóa hay cách vật chất phân bố trong vũ trụ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
SpaceX phóng thành công tên lửa Falcon Heavy thứ 3, nhưng thất bại khi thu hồi lõi trung tâm

SpaceX phóng thành công tên lửa Falcon Heavy thứ 3, nhưng thất bại khi thu hồi lõi trung tâm

Tính đến nay, SpaceX đã 3 lần phóng thành công chiếc tên lửa hạng nặng này, nhưng chưa một lần thu hồi được lõi trung tâm.

Đăng ngày: 26/06/2019
Đã có khách du lịch không gian tiềm năng cho chuyến bay trên “Soyuz”

Đã có khách du lịch không gian tiềm năng cho chuyến bay trên “Soyuz”

American Space Adventures hiện là nhà điều hành tour du lịch duy nhất liên quan đến các chuyến bay lên vũ trụ.

Đăng ngày: 26/06/2019
3 phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế đã trở về an toàn

3 phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế đã trở về an toàn

Sau 204 ngày trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), phi hành đoàn gồm 3 phi hành gia Oleg Kononenko (Nga), Anne McClain (Mỹ) và David Saint-Jacques (Canada) đã trở về Trái Đất an toàn…

Đăng ngày: 25/06/2019
Elon Musk thử nghiệm phóng tên lửa khó nhất từ trước đến nay, phát sóng trực tiếp trên YouTube

Elon Musk thử nghiệm phóng tên lửa khó nhất từ trước đến nay, phát sóng trực tiếp trên YouTube

CEO Elon Musk cho biết đây là nhiệm vụ phóng tên lửa khó nhất từ trước đến nay của SpaceX.

Đăng ngày: 25/06/2019
Sao Rigel là gì và tại sao nó lại sáng đến thế?

Sao Rigel là gì và tại sao nó lại sáng đến thế?

Việc chỉ ra các chòm sao trên bầu trời là một trò thú vị, và khi những chòm sao đó có những ngôi sao sáng nổi bật, khó có ai có thể làm ngơ chúng trên bầu trời đêm.

Đăng ngày: 25/06/2019
Nghiên cứu khoa học gây nhức đầu: Sự sống có thể tồn tại trong một vũ trụ hai chiều

Nghiên cứu khoa học gây nhức đầu: Sự sống có thể tồn tại trong một vũ trụ hai chiều

Nghiên cứu khiến ta đặt dấu hỏi lên mọi thứ, lên chính thực tại con người đang sinh sống.

Đăng ngày: 24/06/2019
NASA bị hack, dữ liệu sứ mệnh du hành vũ trụ bị đánh cắp

NASA bị hack, dữ liệu sứ mệnh du hành vũ trụ bị đánh cắp

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) xác nhận, máy tính của Phòng thí nghiệm Tên lửa đẩy (JPL) bị hack năm ngoái.

Đăng ngày: 24/06/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News