Hãi hùng cây tơ xanh biến ong bắp cày thành xác ướp
Cây tơ xanh là một loài thực vật ký sinh, có tên khoa học là Cassytha filiformis. Loài cây đáng sợ này chuyên hút kiệt dưỡng chất trong cơ thể ong bắp cày và biến ong thành xác khô.
Cây tơ xanh phân bố khắp miền nhiệt đới. Loài cây leo ký sinh này phổ biến ở Mỹ Latinh, Tây Ấn, Nam Phi, Indonesia, Sri Lanka cũng như ở Việt Nam.
Cây tơ xanh là loại cây dây leo thảo, sợi màu lục sẫm.
Cây tơ xanh thường “đột nhập” vào các túi mật trên lá sồi - nơi ong bắp cày ký sinh cất giữ trứng và bảo vệ con non của nó, hút kiệt chất dinh dưỡng của những con ong, biến nó thành xác khô.
Cây tơ xanh là loại cây dây leo thảo, sợi màu lục sẫm. Lá của nó rất nhỏ và bị tiêu giản thành vảy. Hoa nhỏ, màu trắng, xếp thành bông dài từ 1,5cm - 5cm. Cây tơ xanh thường mọc ký sinh trên các dạng cây bụi và mọc hoang ở các đồi núi, ra hoa quả nhiều hàng năm.
Loại cây này tái sinh chủ yếu tự nhiên từ hạt nhưng nó cũng có khả năng tái sinh vô tính từ những đoạn thân, hay đoạn cành khi được tiếp xúc với cây chủ hoặc cây giá thể.
Mặc dù thường bị xem là cây gây hại nhưng cây này cũng được sử dụng trong y học, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc, lợi tiểu. Thậm chí, ở Ấn Độ, cây tơ xanh được dùng để chữa bệnh gan mật. Còn ở Indonesia, cây tơ xanh được dùng làm thuốc tẩy giun sán.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.
