Hãi hùng loài sâu đáng sợ, có hơn 60.000 sợi lông chứa độc
Sâu róm sồi có tên khoa học là Lymantria dispar. Ban đầu, nó chỉ phân bố ở châu Âu và châu Á nhưng hiện nay, sâu róm sồi đã mở rộng phạm vi ra nhiều nơi khác trên thế giới.
Sâu róm sồi.
Sâu róm sồi dài từ 40mm - 50mm. Cơ thể chúng được bao phủ bởi 63.000 chiếc lông chứa độc trông vô cùng gớm ghiếc. Những chiếc lông có độc này nếu phát tán trong không khí có thể gây mù lòa, hen suyễn, mù lòa, trầy xước, gây sốc cho những người mẫn cảm, thậm chí tử vong.
Cùng với trai ngựa vằn, cá đuối gai độc mũi bò hay mối Formosan, sâu róm sồi bị xem là loài có hại, nhất là với cây cảnh và các vườn cây ăn quả. Lý do là sâu róm sồi làm giảm sức sống cũng như tốc độ sinh trưởng, phát triển của cây.
Bên cạnh đó, sâu róm sồi còn miễn nhiễm với một số loại thuốc trừ sâu phổ biến hiện nay. Cùng với hiện tượng trái đất ấm lên, số lượng loài sâu róm sồi này cũng tăng lên, phát triển nhanh hơn.
Sâu róm sồi xuất hiện nhiều vào thời điểm từ giữa mùa xuân đến đầu mùa hè. Những con sâu róm non thường đi kiếm ăn vào ban đêm trong khi những con già ăn cả ngày.