Hai nhà du hành đổ bộ lên Sao Hỏa giả tưởng

Theo hãng tin Nga Ria Novosti, ngày 14/2, hai thành viên trong nhóm tình nguyện tham gia dự án "Sao Hỏa-500" đã lần đầu tiên "đổ bộ" lên bề mặt "hành tinh Đỏ" giả tưởng, trong khuôn khổ chuyến bay thử nghiệm 520 ngày đêm lên Sao Hỏa.


Phi hành đoàn tham gia dự án "Sao Hỏa-500" trong khuôn khổ chuyến bay
thử nghiệm 520 ngày đêm.

Hai nhà du hành - nghiên cứu gồm Alexander Smoleevsky (người Nga) và Diego Urbina (người Italy), trong bộ đồ vũ trụ màu trắng, là những người đầu tiên "đi dạo" trên bề mặt mô hình Sao Hỏa phủ đá và cát.

Đây thực tế là một tổ hợp kĩ thuật - y học đặc biệt, có diện tích 180m2 đặt ở khu vực ngoại ô Mátxcơva, Nga, được mô phỏng như một con tàu vũ trụ khép kín, hoàn toàn cách biệt với bên ngoài. Trong tổ hợp này có các điều kiện gần giống những điều kiện khi con người bay lên Sao Hỏa (trừ tình trạng phi trọng lượng và ảnh hưởng phóng xạ).

Chuyến bay thử nghiệm 520 ngày đêm trong mô hình Sao Hỏa bắt đầu từ ngày 3/6 năm ngoái, với sự tham gia của đội tình nguyện quốc tế sáu người, gồm ba người Nga, một người Pháp, một người Italy và một người Trung Quốc.

Cuộc thử nghiệm 520 ngày đêm này được tính toán dựa theo giả định về thời gian để thực hiện trọn vẹn một chuyến bay lên Sao Hỏa, trong đó 250 ngày để bay từ Trái Đất tới Sao Hỏa, 30 ngày làm việc trên bề mặt "hành tinh Đỏ" và 240 ngày bay về Trái Đất.

Mục tiêu của cuộc thử nghiệm là nghiên cứu các đặc điểm thích nghi tâm - sinh lí của phi hành đoàn trong điều kiện sống và làm việc biệt lập với Trái Đất, nghiên cứu khả năng tương tác giữa phi hành đoàn với Trung tâm điều khiển thử nghiệm trong những điều kiện giao tiếp khác (thư điện tử và liên lạc vô tuyến), kiểm tra những phương tiện đảm bảo sinh hoạt sống và các thiết bị khoa học.

Chuyến bay 520 ngày đêm này là giai đoạn thứ ba, quan trọng nhất của dự án "Sao Hỏa-500" do Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Cơ quan Vũ trụ Nga phối hợp thực hiện, nhằm thu thập kinh nghiệm để chuẩn bị cho chuyến bay thực tế đưa con người lên Sao Hỏa.

Ngoài hai thành viên kể trên, đội tình nguyện quốc tế này còn có đội trưởng Aleksey Sitev (Nga), bác sĩ Sukhrob Kamolov (Nga), kỹ sư Romain Charles (Pháp) và nhà nghiên cứu Vang Yue (Trung Quốc).

Hai giai đoạn trước của dự án "Sao Hỏa-500" đã được tiến hành tháng 11/2007, gồm 14 ngày đêm nghiên cứu toàn bộ hệ thống của Tổ hợp Sao Hỏa, và tháng 7/2009 gồm 105 ngày đêm "bay thử lên Sao Hỏa".

Nga hy vọng, trong vòng 20-30 năm nữa có thể "hiện thực hóa" dự án phóng tàu vũ trụ đưa con người lên Sao Hỏa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vũ trụ có mùi gì?

Vũ trụ có mùi gì?

Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.

Đăng ngày: 03/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News