Hai nữ sinh phát hiện tiểu hành tinh gần Trái đất mới

Radhika Lakhani và Vaidehi Vekariya, hai nữ sinh lớp 10 tại thành phố Surat, bang Gujarat, phát hiện tiểu hành tinh mới mang tên HLV2514.

HLV2514 được xếp vào nhóm Vật thể gần Trái đất (NEO) được hai nữ sinh phát hiện khi tham gia một dự án của NASA và tổ chức SPACE India, CNN hôm 29/7 đưa tin. Dự án này cho phép học sinh phân tích những hình ảnh do kính viễn vọng Pan-STARRS tại Hawaii ghi lại.


Radhika Lakhani (trái) và Vaidehi Vekariya tham gia dự án hợp tác của NASA và SPACE India. (Ảnh: CNN).

Theo Aakash Dwivedi, nhà thiên văn tại SPACE India, học sinh Ấn Độ được dạy cách nhận diện các thiên thể bằng một phần mềm phân tích ảnh chụp của kính viễn vọng. Các học sinh sau đó sẽ tìm kiếm vật thể chuyển động trong ảnh.

Dự án mới nhằm cung cấp kiến thức khoa học cho học sinh, nhất là trong lĩnh vực thiên văn. "Chúng cháu bắt đầu dự án từ tháng 6 và gửi những phân tích của mình cho NASA vài tuần trước. Ngày 23/7, họ gửi email xác nhận chúng cháu đã tìm ra một vật thể gần Trái đất", Vekariya kể lại.

Tiểu hành tinh là những thiên thể đá nhỏ di chuyển quanh Mặt Trời. HLV2514 hiện nằm gần quỹ đạo sao Hỏa. Tuy nhiên, trong một triệu năm tới, tiểu hành tinh này sẽ thay đổi quỹ đạo và bay đến gần Trái đất hơn. Dù vậy, nó vẫn sẽ ở vị trí xa hơn gấp 10 lần khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng.

Vekariya cho biết, các học sinh không thể ăn mừng phát hiện mới do Covid-19. "Cháu muốn trở thành phi hành gia. Không có giới hạn nào khi tìm hiểu vũ trụ, đặc biệt là giả thuyết về hố đen", Vekariya chia sẻ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 17/05/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 15/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News