Hai phi hành gia Nga sắp đi bộ ngoài không gian
Hôm nay (20/8) vào lúc 21:40 (giờ Việt Nam), hai phi hành gia Nga trên trạm ISS sẽ thực hiện chuyến đi bộ ngoài không gian đầu tiên thuộc sứ mệnh Expedition 32, nhằm nâng cấp và lắp đặt thêm các thiết bị cho trạm vũ trụ.
Theo kế hoạch, phi hành gia Gennady Padalka và Yuri Malenchenko sẽ làm việc ngoài không gian trong vòng 6,5 giờ để bảo dưỡng và sửa chữa các bộ phận bên ngoài Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
Hai phi hành gia Nga là những người đầu tiên thực hiện nhiệm vụ đi bộ ngoài không gian trong phi hành đoàn Expedition 32. Họ sẽ mặc bộ đồ phi hành gia Orlan do Nga chế tạo, bước ra khỏi module Pirs để bắt đầu làm nhiệm vụ vào lúc 14: 40 (giờ GMT) tức 21:40 (giờ Việt Nam).
Trong sứ mạng đầu tiên của phi hành đoàn Expedition 32, Padalka và Malenchenko sẽ tập trung vào việc lắp đặt các tấm chắn thiên thạch mới cho nhiều bộ phận thuộc module dịch vụ Zvezda của Nga và di chuyển cần trục điều khiển bằng tay Strela-2 từ module ghép nối Pirs của trạm ISS sang module kiểm soát Zarya nằm bên ngoài.
Việc di chuyển chiếc cần trục trên nhằm tạo ra khoảng trống cho một module phòng thí nghiệm mới của Nga sẽ được phóng lên trạm ISS vào năm 2013.
Khi nhiệm vụ sửa chữa và lắp đặt các trang thiết bị mới cho trạm ISS hoàn thành, 2 phi hành gia Nga cũng sẽ tiến hành thực hiện lại 2 nghiên cứu khoa học bên ngoài trạm vũ trụ nhằm đánh giá cách thức các vật liệu phản ứng với môi trường chân không.
Nếu khoảng thời gian 6,5 giờ đi bộ ngoài không gian vẫn còn dư thừa, các phi hành gia có thể thực hiện thêm nhiệm vụ "phóng" một vệ tinh hình cầu cỡ nhỏ từ bên ngoài quỹ đạo. Vệ tinh này là một phần trong thí nghiệm khoa học đặc biệt của Nga và được thiết kế để hoạt động trong quỹ đạo 3 tháng trước khi rơi xuống bầu khí quyển của Trái đất và bị đốt cháy hoàn toàn.
Padalka và Malenchenko là 2 phi hành gia có nhiều kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ đi bộ ngoài không gian. Trong đó, phi hành gia Padalka đã thực hiện 8 chuyến đi bộ ngoài không gian với 6 lần từ trạm ISS và 2 lần từ trạm vũ trụ Mir của Nga. Phi hành gia Malenchenko từng thực hiện 4 lần đi bộ ngoài không gian với 2 lần từ trạm ISS và 2 lần từ trạm Mir.
Hiện tại, trạm ISS là nơi cư trú của 6 phi hành gia gồm 3 phi hành gia Nga: Padalka, Malenchenko và Sergei Revin, 2 phi hành gia NASA: Joe Acaba và Sunita Williams cùng 1 phi hành gia Nhật Bản: Akihiko Hoshide.
Hai phi hành gia Williams và Hoshide sẽ thực hiện chuyến đi bộ ngoài không gian kéo dài 6,5 giờ vào ngày 30/8 tới theo yêu cầu của NASA.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
