Hải Phòng ngập nặng, Lạng Sơn chuẩn bị chạy lũ
Sáng 17/9, quận Đồ Sơn và huyện đảo Cát Hải (Hải Phòng) vẫn có những đợt sóng biển cao 4-5m đánh vào các bờ kè, nước tràn vào nội đô gây ngập cục bộ. Tại Thái Bình và Lạng Sơn, một số điểm bị ngập, người dân đang chuyển đồ phòng lũ tràn về.
Dù bão đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, nhưng sáng nay tại khu du lịch Đồ Sơn, TP Hải Phòng, gió vẫn rất mạnh, sóng đánh dữ dội.
Những cột sóng đánh vào bờ kè ở quận Đồ Sơn, đẩy đất đá xô lên bờ.
TP Hải Phòng từng có người chết vì xem bão, vì thế lực lượng chức năng của quận đã được cắt cử túc trực, không cho người dân tiếp cận tuyến đường ven biển, chụp ảnh, xem hoàn lưu sau bão, phòng tránh rủi ro.
Một chủ của hàng kinh doanh lâu năm tại khu 1 Đồ Sơn cho hay, người dân sống ở đây quen với bão gió rồi. "Bão vào chúng tôi không sợ bằng khi bão đi qua. Khi đó gió Nam thốc lên kết hợp với đỉnh triều cường thì nguy hiểm lắm. Trận bão cách đây 4 năm, hàng m3 đá dưới biển và đá kè bị nước biển vò vụn ném thẳng vào cửa hàng, gây vỡ hàng loạt cửa kính, hư hỏng nhiều thiết bị, thiệt hại lên tới 40-50 triệu đồng", ông này nói.
Nước biển đã làm ngập toàn bộ tuyến đường tại khu 1 dài gần một km, tràn vào các nhà hàng, khách sạn và đang chảy ngược vào các khu dân cư của phường Ngọc Hải, quận Đồ Sơn.
Tại Lạng Sơn, hoàn lưu bão gây mưa lớn. Đề phòng ngập lụt, từ sáng sớm nay người dân chợ Giếng Vuông đã đóng đồ chuyển về nhà. Nhiều người tỏ ra bức xúc với ban quản lý chợ vì phải chạy lụt 2 lần trong năm nay mà không có biện pháp gì khắc phục.
Chị Huê chuyển cửa hàng về nhà để tránh ngập.
Những đồ không quan trong thì được đưa lên nóc ki ốt.
Toàn sân trường tiểu học Nguyễn Công Trứ (Tiền Hải, Thái Bình) bị ngập nước. Đêm qua ngập sâu đến 50-60cm, nhưng đến sáng 17/9, nước đã rút còn khoảng 20-30cm.
Đoạn đường ở khu 2 thị trấn Tiền Hải bị ngập sâu, có chỗ 30-40cm, các phương tiện đi lại khó khăn, nhiều xe bị chết máy phải dắt bộ.
Nhiều khu dân cư bị ngập, việc đi lại khó khăn.
Hà Nội không bị ảnh hưởng nhiều bởi bão, lượng mưa khoảng 60-100mm, gió cấp 4. Không có tuyến đường nào bị úng ngập nặng. Tuy nhiên, mưa lớn và gió đêm 16 rạng sáng 17/9 đã làm một số cây xanh gãy đổ.
Tại các tuyến đường Tam Trinh, Kim Giang, Yên Phụ, Thanh Niên... có một số cây gãy đổ. Các cơ quan chức năng đã khẩn trương thu dọn nên giao thông giờ cao điểm sáng không bị ảnh hưởng nhiều.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?
Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.
