Hai thiên thạch khổng lồ bay về phía Trái đất
Hai thiên thạch lớn sẽ bay qua Trái đất trong hai tuần tới với đường kính 130m và 200m, tương đương Đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập cổ đại (138m).
Thiên thạch đầu tiên nhỏ hơn sẽ lướt qua Trái đất hôm 25/9 ở khoảng cách 5,8 triệu km, theo Trung tâm nghiên cứu vật thể gần Trái đất (NEO) của NASA, nơi chuyên theo dõi và dự đoán tiểu hành tinh cùng sao chổi tới gần Trái đất. Thiên thạch thứ hai lớn hơn sẽ bay sượt qua hôm 29/9 ở khoảng cách gần hơn là 2,9 triệu km. Để so sánh, khoảng cách giữa Trái đất và Mặt Trăng là 384.472km.
Mô phỏng thiên thạch bay qua gần Trái đất. (Ảnh: Sun).
Từ ngày 18/9 đến 2/10, 21 thiên thạch sẽ bay qua Trái đất. Thiên thạch tới gần Trái đất nhất là 2020 RA6, rộng 37 m và bay qua Trái đất hôm 18/9 ở khoảng cách 521.427km.
Theo NASA, gần một triệu thiên thạch đã được nhận dạng. Từ khi bắt đầu chương trình NEO vào năm 1998, NASA tính toán hơn 90% thiên thạch trong số đó lớn hơn 975m. Các nhà nghiên cứu của NASA sẽ tìm hiểu đặc điểm các NEO và đánh giá nguy cơ va chạm tiềm ẩn cũng như chiến lược phòng thủ hành tinh.
Trái đất tiếp nhận khoảng 100 tấn bụi và hạt mỗi ngày. Cứ cách 2.000 năm, một thiên thạch lớn bằng sân bóng lại đâm vào hành tinh. Nguy cơ xảy ra va chạm mạnh rất thấp. Viện MIT ước tính cách 600.000 năm, thiên thạch có đường kính khoảng 975 m lại va vào hành tinh. Thiên thạch lớn nhất sẽ bay qua Trái đất vào ngày 21/3/2021. Thiên thạch này rộng 1,6km và bay qua ở khoảng cách 1,9 triệu km.
- Thần số học và ý nghĩa bí ẩn của 12 con số
- Giải mã chiều cao vượt trội của người Hà Lan
- Vì sao phi tần Trung Hoa ăn cao lương mỹ vị nhưng dễ ngã bệnh?