Vì sao phi tần Trung Hoa ăn cao lương mỹ vị nhưng dễ ngã bệnh?

Rất nhiều người cho rằng các nữ nhân trẻ đẹp trong hậu cung của Hoàng đế luôn có cuộc sống như tiên, không cần lo cơm áo gạo tiền, mỗi ngày chỉ cần ăn mặc lộng lẫy và trang điểm đẹp đẽ là được. Mục tiêu trước mắt chỉ làm những gì khiến Hoàng đế vui vẻ, sinh hạ con đàn cháu đống cho Hoàng đế.

Không ít người thắc mắc, tại sao có được cuộc sống tốt như thế, đầy đủ như thế mà các phi tần ngày xưa luôn ốm yếu và dễ ngã bệnh.

Nguyên nhân chủ yếu là vì những nữ nhân ấy thường xuyên không có tâm trạng tốt, luôn phải lo lắng về tương lai. Mặc dù sống trong cảnh nhung lụa có kẻ hầu người hạ, ngày nào cũng được ăn ngon mặc đẹp nhưng rất ít người có được tinh thần phấn khởi. Không chỉ những nữ nhân cổ đại mà đối với các cô gái hiện nay cũng vậy, cứ nghĩ đến cảnh chung chồng với người khác thì mấy ai có thể tiếp tục vui vẻ?

Vì sao phi tần Trung Hoa ăn cao lương mỹ vị nhưng dễ ngã bệnh?
Các phi tần trong hậu cung luôn phải lo lắng nghĩ về tương lại nên tâm trạng không tốt. (Ảnh minh họa).

Chưa kể trong hậu cung có hàng nghìn phi tần cung nữ nên cơ hội gặp được Hoàng đế là rất khó khăn. Giả sử như xếp mỗi nữ nhân hậu cung hầu hạ Hoàng đế thị tẩm 1 đêm thì cũng phải mất vài tháng mới có thể quay trở lại vị phi tần đầu tiên. Hầu như các phi tần đều buồn phiền trong suốt khoảng thời gian trống vắng này và tất nhiên cứ tiếp diễn như thế thì sức khỏe chắc chắn sẽ giảm sút.

Ngoài ra, họ còn phải để tâm trí suy nghĩ về cách ứng phó với mưu sâu kế hiểm từ các phi tần khác. Bất cứ chuyện gì cũng phải suy tính và hành động cẩn thận, bởi vì chỉ một chút bất cẩn sẽ có thể bị phạt hoặc mất mạng.

Nếu vị phi tần đó đã có con thì sẽ phải nghĩ cách để Hoàng đế tiếp tục yêu thương con, nghĩ cách bảo vệ con trước những kế hoạch diệt trừ hậu họa từ những hậu phi khác. Nếu chưa có con thì sẽ suy nghĩ về cách để sủng ái và làm sao để bản thân có thể thụ thai ngay sau đó. Một người luôn phải sống trong nỗi lo lắng mỗi ngày, luôn phải căng thẳng trong thời gian dài thì sớm muộn cũng sẽ có vấn đề về tâm lý.

Và một chuyện thường xuyên xảy ra ở hậu cung Trung Hoa nhất chính là ngã bệnh do bị người khác hãm hại. Có rất nhiều cách để hại một phi tần trong cung như hạ độc vào thức ăn nước uống, đặt xạ hương gần phi tần đang mang thai... Nếu rơi vào những tình huống này thì dù có uống thuốc hay ăn nhân sâm hằng ngày cũng ít khi có tác dụng, cơ thể sẽ ngày một yếu đi. Những phi tần này sẽ sớm ngã bệnh và thường yểu mệnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao không nên sử dụng điện thoại làm đồng hồ báo thức?

Tại sao không nên sử dụng điện thoại làm đồng hồ báo thức?

Đặt báo thức là việc mà hầu như ai cũng làm trên điện thoại của mình, tuy nhiên, một số điều thực sự tồi tệ có thể xảy ra nếu bạn tiếp tục giữ thói quen này.

Đăng ngày: 24/10/2020
Vì sao hành khách không nên tự ý đổi chỗ ngồi trên máy bay?

Vì sao hành khách không nên tự ý đổi chỗ ngồi trên máy bay?

Chỉ cần tự ý đổi chỗ có thể khiến cho máy bay mất cân bằng, gây nguy hiểm cho cả chuyến bay.

Đăng ngày: 24/10/2020
Vì sao các hạt trong quả đậu cách đều nhau?

Vì sao các hạt trong quả đậu cách đều nhau?

Sự phân bố vị trí hạt bên trong quả đậu được kiểm soát bởi các đường truyền tín hiệu như chuỗi axit amin EPFL2.

Đăng ngày: 24/10/2020
Tại sao stress gây khó tăng cơ?

Tại sao stress gây khó tăng cơ?

Việc kiểm soát stress là yếu tố ảnh hưởng lớn tới kết quả tăng cơ, giảm mỡ.

Đăng ngày: 24/10/2020
Tại sao mọi người dễ tin vào thông tin sai lệch?

Tại sao mọi người dễ tin vào thông tin sai lệch?

Năm 1901, David Hänig đã xuất bản một bài báo thay đổi mãi mãi sự hiểu biết của chúng ta về khẩu vị.

Đăng ngày: 24/10/2020
Vì sao động vật có “giác quan thứ 6”?

Vì sao động vật có “giác quan thứ 6”?

Mới đây, một nhà nghiên cứu của Đại học Central Florida cho biết có thể đã tìm ra câu trả lời về việc tại sao một số loài động vật có giác quan thứ sáu.

Đăng ngày: 24/10/2020
Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?

Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?

Ngày nay, mọi người bắt đầu sử dụng chữ K thay cho đơn vị nghìn nhiều hơn. Lý do là vì sao?

Đăng ngày: 24/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News