"Hầm thời gian" đóng kín đợi mở cửa sau 6.000 năm
Năm 1940, nhà nghiên cứu Mỹ tạo một hầm lưu trữ những hiện vật của con người, chờ được mở cửa và nghiên cứu vào năm 8113.
Khi nghiên cứu về Ai Cập cổ đại, tiến sĩ người Mỹ Thornwell Jacobs (1877 - 1956), từng làm hiệu trưởng của Đại học Oglethorpe, Georgia, ngạc nhiên khi thấy có rất ít thông tin chính xác về các nền văn minh cổ đại còn tồn tại đến ngày nay. Ông nhận thấy phần lớn kiến thức của con người về cuộc sống thời Ai Cập cổ xuất phát từ một số ít nguồn như kim tự tháp và vài tấm bảng khắc chữ được phát hiện ở Assyria cổ đại.
Do đó, Jacobs nảy ra ý tưởng lưu lại những hiện vật về lối sống của con người để những nền văn minh tương lai có thể nghiên cứu. Ông tạo ra "hộp thời gian" - hộp chứa các đồ vật điển hình của một thời kỳ, được chôn hoặc cất giấu để sau này có thể đào lên và nghiên cứu - đầu tiên của thời hiện đại.
Bên trong hầm thời gian năm 1939, trước khi niêm phong. (Ảnh: Wikimedia).
Tại hội trường Phoebe Hearst của Đại học Oglethorpe, Jacobs bắt đầu xây dựng hộp thời gian mang tên Crypt of Civilization (Hầm mộ Nền văn minh). Đó là một căn phòng lớn chứa đầy hiện vật của những năm 1930 và kiến thức của 6.000 năm trước đó, đặt dưới một bể bơi không còn sử dụng.
Hầm được thiết kế để hoạt động như một hầm mộ của pharaoh Ai Cập. Nơi đây chứa các bản ghi âm của nghệ sĩ kèn clarinet Artie Shaw, nổi tiếng vào những năm 1930, các bộ phim chiếu những sự kiện được chụp ảnh từ năm 1898 trở đi và 100 cuốn sách ở dạng vi phim. Hiện vật hàng ngày bao gồm một mô hình vịt Donald nhỏ, nhưng không có vàng, đồ trang sức hay các đồ vật giá trị lớn khác.
Trong hầm có một "cuốn sách hồ sơ" liệt kê và mô tả tất cả đồ vật cũng như công dụng của chúng. Tuy nhiên, những thứ được Jacobs lựa chọn đưa vào hộp thời gian phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của ông và không nhất thiết là bức tranh thực sự về nước Mỹ những năm 1930.
Paul Hudson, nhà đồng sáng lập Hiệp hội Hộp Thời gian Quốc tế của Đại học Oglethorpe, mô tả căn hầm như một sinh vật đang sống và thở. "Nó già hơn tôi và lớn hơn tất cả chúng ta. Hãy tưởng tượng một nhà nhân chủng học văn hóa mở cửa căn hầm vào năm 8113? Nơi đây sẽ giống như một kho báu. Kể cả những thứ như chỉ nha khoa cũng sẽ trở nên rất thú vị", ông nói.
Jacobs cũng cho rằng có thể sẽ xuất hiện rào cản ngôn ngữ giữa người thời đó với người mở hộp thời gian trong tương lai, khiến những cuốn sách bên trong trở nên vô dụng. Để giải quyết, ông phát triển một "bộ tích hợp ngôn ngữ". Thiết bị quay tay này hiển thị hình ảnh của đồ vật kèm theo tên vật đó viết bằng tiếng Anh. Đồng thời, một giọng nói trong thiết bị sẽ đọc to cái tên này.
Thời điểm mở hộp thời gian được ấn định vào năm 8113. Lý do là vào năm 1936, khi Jacobs nghĩ ra ý tưởng chế tạo hộp thời gian, đã 6.177 năm trôi qua kể từ khi lịch Ai Cập ra đời. Ông muốn những người mở hầm trong tương lai sẽ thấy được trung điểm giữa thời đại của họ và Ai Cập cổ đại.
Ngày 28/5/1940, khoảng 4 năm sau khi Jacobs lên ý tưởng, hộp thời gian chính thức được niêm phong. Đến nay, hơn 83 năm đã trôi qua và căn hầm rất có thể sẽ đóng kín thêm 6.090 năm nữa.

Trung Quốc xây đường hầm dẫn nước từ đập Tam Hiệp tới Bắc Kinh
Trung Quốc đã khởi động dự án đào đường hầm mới để đưa nước từ đập Tam Hiệp đến Bắc Kinh trong khuôn khổ kế hoạch cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Bên trong "Ngôi nhà vô hình" gần 440 tỷ đồng giữa sa mạc: Có hồ bơi dài gần hết nhà, giá thuê hàng trăm triệu/đêm
"Thành tựu kiến trúc nằm giữa sa mạc này mang đến những tài sản vô hình độc đáo mà chỉ có thể được trải nghiệm tại chính nơi đây", các đại lý niêm yết bất động sản cho biết.

Trung Quốc xây dựng thành công lò phản ứng hạt nhân vũ trụ quy mô megawatt
Theo thông tin từ Space News công bố, lò phản ứng hạt nhân công suất lớn này do Học viện Khoa học Trung Quốc thiết kế, nó có thể tạo ra 1 megawatt điện để cung cấp năng lượng cho động cơ đẩy tàu vũ trụ.

Tìm hiểu về kính viễn vọng không gian Hubble
Kính viễn vọng không gian Hubble, mang tên nhà thiên văn học Mỹ Edwin Powell Hubble lần đầu tiên được phóng lên quỹ đạo Trái Đất từ tháng 4/1990.

Lò phản ứng hạt nhân siêu nhỏ cho căn cứ trên Mặt trăng
Lò phản ứng phân hạch hạt nhân của Rolls-Royce dự kiến chỉ rộng 1 m, dài 3 m, giúp cung cấp năng lượng ổn định cho các phi hành gia.

Dùng tên lửa để... xây cầu, Trung Quốc khiến thế giới ngỡ ngàng với công trình "đi trên mây" độc đáo
Cầu Siduhe công trình “khổng lồ” chứng minh sự phát triển vượt bậc của hệ thống cơ sở hạ tầng cầu đường của Trung Quốc.
