Hàng nghìn sứa hồng xâm chiếm bãi biển trong mùa dịch

Nghiên cứu sinh Sheldon Rey Boco chia sẻ video ghi hình đàn sứa phủ kín mặt biển Corong Corong ở El Nido, Palawan, hôm 23/3.

Hàng nghìn con sứa hồng xuất hiện trở lại sau khi vắng bóng nhiều năm do hoạt động của con người ở ven biển. Có biệt danh "cà chua biển", loài vật này đang bơi lên mặt nước vì không còn cảm thấy bị đe dọa trong môi trường sống tự nhiên. Một số chuyên gia dự đoán trước đó, sứa hồng có thể ở gần đáy biển hơn bởi sự hiện diện của du khách.

Boco, nghiên cứu sinh chuyên ngành sinh vật học hải dương ở Đại học Griffith, Australia, nhấn mạnh cần tiến hành tìm hiểu thêm về hiện tượng này. "Những con sứa này có thể kéo tới từ cuối tháng 1 hoặc tháng 2 nhưng do điều kiện gió, hải lưu và thủy triều, dường nhưng chúng mới xuất hiện ở Palawan trong tháng 3. Khí quyển, tốc độ dòng chảy, thậm chí đặc điểm địa chất của vùng vịnh đều có thể ảnh hưởng tới sự tồn tại của đàn sứa", Boco nói. "Có những năm số lượng đàn sứa dồi dào nhưng cũng có năm chúng bơi đến rất ít hoặc gần như vắng bóng".

Theo Benny Antiporda, cán bộ ở Cơ quan Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên Philippines, thủy triều có thể đã xô đàn sứa vào gần bờ và lệnh phong tỏa ngăn cư dân trong vòng săn bắt chúng. Tiến sĩ Ryan Baring, nhà sinh vật học hải dương, suy iđoán đàn sứa có thể bơi sâu xuống gần đáy biển để tránh lượng lớn du khách đổ xô tới vùng biển này hàng năm. Tuy nhiên, khi bãi biển vắng người, những con sứa không cảm thấy bị đe dọa nữa và có thể bơi tự do.

Hàng nghìn sứa hồng xâm chiếm bãi biển trong mùa dịch
Sứa hồng sinh sống phổ biến ở các vùng biển ấm.

Sứa hồng phát triển mạnh ở vùng biển có nồng độ oxy thấp khi nạn đánh bắt quá mức làm giảm số lượng các động vật cạnh tranh thức ăn (cá cơm) hoặc ăn thịt (cá ngừ). Biến đổi khí hậu cũng có thể làm số lượng sứa tăng vọt, tạo điều kiện cho phôi và ấu trùng sứa phát triển nhanh hơn, theo Smithsonian.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao xác cá voi chết lại cực kỳ nguy hiểm?

Tại sao xác cá voi chết lại cực kỳ nguy hiểm?

Bạn có biết đâu là loài động vật lớn nhất quả đất không? Chính là cá voi xanh!

Đăng ngày: 06/04/2020
Động vật biển bảo vệ Trái đất khỏi hàng triệu virus

Động vật biển bảo vệ Trái đất khỏi hàng triệu virus

Tôm, hàu, bọt biển và sò có thể loại bỏ hiệu quả những hạt virus trong môi trường dưới nước bằng nhiều biện pháp khác nhau.

Đăng ngày: 03/04/2020
Cá heo đực hợp xướng để dụ con cái giao phối

Cá heo đực hợp xướng để dụ con cái giao phối

Các nhà nghiên cứu quan sát cá heo mũi chai đực “hát” cùng nhau, phối hợp nhịp nhàng và đồng thời cất tiếng gọi nhằm thu hút cá heo cái.

Đăng ngày: 03/04/2020
Hoạt động di cư bí ẩn của cá voi

Hoạt động di cư bí ẩn của cá voi

Hàng năm, khi biển Bắc cực hoặc Nam cực rơi vào mùa đông, các đàn cá voi lại bắt đầu chuyến hành trình “vòng quanh thế giới”. Các nhà khoa học cho rằng, chúng làm vậy để tránh khí hậu quá lạnh và do môi trường khan hiếm thức ăn.

Đăng ngày: 31/03/2020
Khả năng giúp mực giao tiếp trong vùng biển tối

Khả năng giúp mực giao tiếp trong vùng biển tối

Các nhà sinh vật học công bố bằng chứng cho thấy mực Humboldt có thể giao tiếp bằng thị giác dưới vùng biển tối tăm nhờ khả năng phát sáng.

Đăng ngày: 29/03/2020

"Siêu năng lực" biến đổi gene của mực

Các nhà nghiên cứu phát hiện mực là sinh vật duy nhất có thể chỉnh sửa gene bên ngoài nhân tế bào thần kinh (neuron).

Đăng ngày: 26/03/2020
Phát hiện

Phát hiện "quái vật ăn xương" ở nơi sâu thẳm của Trái đất

Xác 3 con cá sấu đã bị đàn quái vật nhỏ bé dưới đáy đại dương nuốt chửng, cả xương cũng không còn.

Đăng ngày: 26/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News