Sứa khổng lồ xâm lấn bãi biển Hàn Quốc
Chính phủ Hàn Quốc hôm 5/8 cảnh báo người đi biển về sự xuất hiện nhiều bất thường của một loài sứa khổng lồ có thể gây chết người.
Nemopilema nomurai, một loài sứa khổng lồ với đường kính cơ thể lên tới hơn 2m, đang xâm chiếm vùng biển ven bờ của Hàn Quốc, trong đó có nhiều địa điểm nổi tiếng như đảo Jeju và thành phố cảng Busan. Nước biển ấm lên do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu được cho là một trong những nguyên nhân khiến quần thể sứa sinh sôi nảy nở.
Sứa Nomura có đường kính lớn hơn chiều cao của người trưởng thành. (Ảnh: Animal da semana).
Cảnh báo của chính phủ được đưa ra sau khi Viện Nghiên cứu và Phát triển Thủy sản Hàn Quốc xác nhận nọc độc của loài Nemopilema nomurai, còn được gọi là sứa Nomura, có thể gây chết người trong một số trường hợp. Trước đó, rất nhiều báo cáo về sự xâm lấn của sứa khổng lồ đã được ghi nhận tại các tỉnh và thành phố lớn ven biển.
Theo dịch vụ tin tức địa phương Newsis, khoảng 50 - 60 con sứa Nomura đã được tìm thấy ở khu vực ven đảo Geoje, tỉnh Gyeongsang Nam. Những sinh vật khổng lồ này cũng xuất hiện nhiều bất thường ở vùng biển sâu 40 - 50m gần thành phố Pohang. Sự phát triển bùng nổ của Nemopilema nomurai còn được ghi nhận ở Busan, Ulsan, đảo Jeju và tỉnh Jeolla Nam.
Sứa Nomura có nguồn gốc ở vùng biển nằm giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Chúng bắt đầu xuất hiện với số lượng lớn trên biển Hoa Đông từ tháng 5 và sau đó bơi đến đảo Jeju của Hàn Quốc vào tháng 7. Các nhà chức trách đang làm hết sức có thể để đối phó với sự xâm lấn của sứa khổng lồ và phòng ngừa tai nạn trong mùa đi biển.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Lý do không thủy cung nào dám nuôi "sát thủ đại dương"
Cá mập trắng rất khó thích nghi với cuộc sống ở thủy cung vì nhiều lý do như chế độ ăn, không gian hạn chế và tác động từ môi trường bên ngoài, theo IFL Science.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Quái vật ăn thịt mõm kiếm dài, sắc nhọn săn mồi nhanh kỷ lục đại dương
Cá buồm thường được cho là loài cá bơi nhanh nhất đại dương và cạnh tranh sát sao với chúng là cá ngừ vây xanh.

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương
Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.
