Hàng tỉ con virus đang rơi vào đầu chúng ta mỗi ngày mà chẳng ai hay biết

Hóa ra đây là cách virus có thể di chuyển từ châu lục này đến châu lục khác mà không cần đến vật chủ là sinh vật sống.

Trái đất cho đến thời điểm hiện tại vẫn là nơi duy nhất trong vũ trụ có khả năng nuôi dưỡng sự sống. Cũng tại cái địa điểm duy nhất này, sự sống thực sự có mặt ở mọi nơi, nếu tính cả các vi sinh vật nữa - bao gồm vi khuẩn và virus.

Nhưng theo như một nghiên cứu mới đây, quy mô của lũ vi sinh vật này lớn hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Chúng thậm chí giăng kín bầu trời, rồi rơi xuống đầu chúng ta với số lượng cực kỳ lớn.

Hàng tỉ con virus đang rơi vào đầu chúng ta mỗi ngày mà chẳng ai hay biết
Virus đi khắp khí quyển, rồi theo mưa, theo các phân tử bụi mà rơi xuống.

Cụ thể, nghiên cứu do nhóm chuyên gia từ Mỹ, Canada và Tây Ban Nha thực hiện, được đăng trên tạp chí International Society for Microbial Ecology. Nghiên cứu cho thấy có khoảng 800 triệu con virus trên mỗi mét vuông đất liền hiện nay.

"Con số này tương đương với 25 con virus cho mỗi người dân ở Canada" - trích lời tiến sĩ Curtis Suttle từ ĐH British Columbia.

Các nhà vi sinh vật học đã phải cố gắng tìm hiểu xem tại sao có những con virus hoàn toàn giống nhau lại xuất hiện ở cách nhau đến nửa vòng Trái đất. Trước đó, khoa học vốn đã xác định được vi khuẩn và virus thường gắn với các phân tử trôi nổi trong khí quyển, nằm phía trên "lớp biên hành tinh" (planetary boundary layer - PBL).

Tuy nhiên, số lượng các vi sinh vật phân bổ trong các phân tử ấy - đặc biệt là số theo mưa rơi xuống thì chưa từng được điều tra. Và bây giờ, chúng ta đã có câu trả lời.

Các nhà nghiên cứu đã phải đặt các mẫu thu thập tại những ngọn núi cao (như núi Nevada ở độ cao 3.000m), nhằm ngăn không cho mẫu bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, họ còn thiết lập những mô hình di chuyển của không khí, nhằm xác định được nguồn gốc của số vi khuẩn ấy là như thế nào.

Hàng tỉ con virus đang rơi vào đầu chúng ta mỗi ngày mà chẳng ai hay biết
Virus nhỏ hơn vi khuẩn rất nhiều, nên rõ ràng khả năng phân bổ của chúng sẽ lớn hơn.

Kết quả thí nghiệm cho thấy nếu có đủ điều kiện, khoảng 7 tỉ phân tử mang virus sẽ rơi xuống đất mỗi ngày. Cụ thể, nếu như không khí có chứa các phân tử siêu nhỏ (< 0,7micron), lượng virus sẽ rơi xuống nhiều hơn. Còn nếu là những ngày mưa nặng hạt, chứa nhiều phân tử cỡ lớn như bụi, cát (> 0,7micron), lượng vi khuẩn bị phân tán sẽ tăng lên đáng kể. Nhưng nhìn chung, tỉ lệ phân bổ của virus cao hơn vi khuẩn từ 9 đến 461 lần.

Trên thực tế, virus nhỏ hơn vi khuẩn rất nhiều, nên rõ ràng khả năng phân bổ của chúng sẽ lớn hơn. Có điều, quy mô của virus lại quá lớn, khiến các nhà khoa học cảm thấy thật khó tin.

Hàng tỉ con virus đang rơi vào đầu chúng ta mỗi ngày mà chẳng ai hay biết
Có những loại virus với bộ gene tương đồng, nhưng xuất hiện ở hai nơi cách rất xa nhau trên Trái đất.

"Khoảng 20 năm trước, chúng ta nhận thấy những virus có bộ gene gần như tương đồng, nhưng lại xuất hiện ở những khu vực cách nhau rất xa trên thế giới" - Suttle chia sẻ.

"Hóa ra, chúng có thể di chuyển khắp khí quyển, và điều này có thể giải thích tại sao virus có thể quét từ châu lục này đến châu lục khác".

*PBL là ranh giới giữa khu vực khí quyển tĩnh lặng trên cao (ở độ cao từ 1000 - 16.000m) với vùng khí quyển chịu ảnh hưởng của hệ thống thời tiết thấp hơn.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa trong suốt khi gặp mưa

Hoa trong suốt khi gặp mưa

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 09/07/2018
Loài bọ bị kẻ thù nuốt vẫn thoát nhờ vũ khí đặc biệt

Loài bọ bị kẻ thù nuốt vẫn thoát nhờ vũ khí đặc biệt

Với chiếc lưỡi dài lợi hại, cóc, ếch thường không khó khăn khi bắt côn trùng ăn. Tuy nhiên lần này chúng gặp phải đối thủ đáng gờm.

Đăng ngày: 09/02/2018
Phát hiện khoa học: Năng suất mùa màng phụ thuộc vào... lá cây

Phát hiện khoa học: Năng suất mùa màng phụ thuộc vào... lá cây

Các nhà khoa học Australia mới đây phát hiện rằng một số cây có tốc độ chuyển hóa trong lá cao gấp 10 lần so với cây khác.

Đăng ngày: 03/02/2018
Vi khuẩn cổ đại gây bệnh phong đang đột biến

Vi khuẩn cổ đại gây bệnh phong đang đột biến "điên cuồng" đề kháng với kháng sinh

Theo một nghiên cứu mới trên tạp chí Nature Communications: Mycobacterium leprae - chủng vi khuẩn cổ gây ra bệnh phong - đang mạnh lên và cực kỳ kháng thuốc.

Đăng ngày: 02/02/2018
Muỗi có thể được huấn luyện để không đốt người

Muỗi có thể được huấn luyện để không đốt người

Các nhà khoa học Mỹ có thể huấn luyện muỗi để nó không đốt người, hiệu quả như việc sử dụng các chất chống côn trùng như DEET.

Đăng ngày: 02/02/2018
Đề xuất bổ sung 37 loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ

Đề xuất bổ sung 37 loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ

Bộ Tài nguyên và môi trường vừa đề xuất bổ sung 37 loài vào danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, trong đó có 16 loài thực vật và 21 loài động vật.

Đăng ngày: 28/01/2018
Atlas về những vi khuẩn phổ biến nhất trong đất

Atlas về những vi khuẩn phổ biến nhất trong đất

Mỗi mẫu đất có thể chứa hàng trăm đến hàng ngàn loại vi khuẩn - phần lớn vẫn chưa được xác định hết.

Đăng ngày: 23/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News