Hàng trăm rùa biển "sốc lạnh" dạt vào bờ

Các chuyên gia ở thủy cung New England đã giải cứu hơn 200 con rùa biển nguy kịch do bị sốc lạnh ở vịnh Cape Cod.

Hàng trăm con rùa biển nhỏ tuổi rơi vào tình trạng nguy kịch do hạ thân nhiệt mắc cạn ở bờ biển thuộc vịnh Cape Cod của bang Massachusetts trong tháng này. Dù các chuyên gia bảo tồn xác định đây là sự kiện "sốc lạnh" khi nhiệt độ giảm, năm nay tình trạng đặc biệt tồi tệ do gió mạnh đẩy nhiều con rùa hơn vào đất liền để thoát khỏi vùng nước lạnh giá với tác động chí mạng, Independent hôm 3/12 đưa tin.

Hàng trăm rùa biển sốc lạnh dạt vào bờ
Một con vích Kemp được kiểm tra ở bệnh viện rùa biển của thủy cung New England. (Ảnh: Vanessa Kahn).

Rùa biển là động vật máu lạnh và không thể điều phối nhiệt độ cơ thể. Sốc lạnh xảy ra khi nhiệt độ nước giảm xuống dưới 10 độ C. Tình trạng này có thể đe dọa tính mạng nếu rùa tiếp xúc với nước vài ngày. Chúng trở nên yếu đi và không thể điều phối khả năng nổi. Rùa biển sẽ trôi nổi trên mặt nước và không di chuyển để bảo tồn năng lượng.

"Chúng tôi thường gặp bệnh viêm phổi ở những con rùa này. Chúng rất nhẹ cân và bị mất nước. Một số con bị gãy xương do va chạm với tàu thuyền hoặc khi dạt vào bãi đá", Adam Kennedy, giám đốc cứu hộ và phục hồi của Thủy cung New England, cho biết. "Nhưng chúng có hình dạng khá thô ráp do trôi nổi suốt vài tháng trước khi mắc cạn. Thật đáng kinh ngạc khi chúng vẫn còn sống và dạt vào bãi biển".

Sự kiện sốc lạnh diễn ra khi nhiều con rùa bị ảnh hưởng cùng lúc ở cùng khu vực và vịnh Cape Cod là địa điểm mắc cạn phổ biến. Nếu không được tìm thấy, chúng sẽ chết do biến chứng liên quan tới hạ thân nhiệt và không thể ăn uống. Dù vậy, tỷ lệ tử vong của rùa biển đã giảm từ sau đợt sốc lạnh hàng loạt đầu tiên vào năm 2001 do công tác cứu hộ được cải thiện.

Thủy cung New England hiện nay đang chăm sóc hơn 200 con rùa ở bệnh viện rùa biển tại Quincy, nhiều con thuộc loài vích Kemp cực kỳ nguy cấp. Đây là loài rùa biển nhỏ và nguy cấp nhất. Nhân viên cứu hộ cũng bắt gặp đồi mồi dứa và rùa quản đồng. Khi thủy cung tìm thấy rùa, họ sẽ chụp X-quang và lấy mẫu máu. Nhân viên y tế cũng kiểm tra nhịp tim của chúng. Rùa có nhịp tim ít hơn 10 nhịp mỗi phút sẽ được tiêm epinephrine hay còn gọi là adrenaline để kích hoạt tim. Những con rùa trong tình trạng xấu sẽ được truyền dịch chuyên dụng.

Rùa biển sẽ được cho tiếp xúc với nước ấm và mặn dần trong thời gian 3 ngày. Cá thể hoạt động tích cực hơn sẽ được chuyển tới khu bể bơi của thủy cung. Chúng được theo dõi để đảm bảo hồi phục tốt. Khi đủ khỏe, chúng sẽ được đưa tới nơi chăm sóc khác. Sau vài tuần hoặc vài tháng, chúng sẽ được thả về biển.

Có nhiều lý do rùa biển mắc cạn dọc vùng ven biển Đại Tây Dương. Rùa biển di chuyển hàng nghìn kilomet mỗi năm, ưa thích nhiệt độ ở vùng biển nhiệt đới từ 21,1 - 26,6 độ C. Rùa mới nở trôi nổi theo Gulf Stream, dòng hải lưu mạnh mang nước ấm từ vịnh Mexico vào Đại Tây Dương. Tuy nhiên, sau khi trải qua mùa hè ấm áp ở vịnh Cape Cod Bay, chúng thường mắc kẹt trong những tháng lạnh, đặc biệt với gió mạnh.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nơi các đại dương trên thế giới gặp nhau

Nơi các đại dương trên thế giới gặp nhau

Tổ chức Thủy văn Quốc tế (IHO) xác định ranh giới giữa 5 đại dương trên thế giới dù chưa có sự thống nhất hoàn toàn từ các quốc gia.

Đăng ngày: 04/12/2024
Cá voi sát thủ đội xác cá hồi khiến các nhà khoa học bối rối

Cá voi sát thủ đội xác cá hồi khiến các nhà khoa học bối rối

Cá voi sát thủ ngoài khơi bang Washington đội xác cá hồi trên đầu như cách đây hàng chục năm nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết rõ tại sao chúng làm vậy.

Đăng ngày: 02/12/2024
Chiến thuật giúp cá voi sát thủ săn loài cá lớn nhất hành tinh

Chiến thuật giúp cá voi sát thủ săn loài cá lớn nhất hành tinh

Cá voi sát thủ ở vịnh California dường như phát triển những kỹ năng đặc biệt để săn và giết cá mập voi, loài cá lớn nhất hành tinh.

Đăng ngày: 30/11/2024
Hệ thống rải cáp quang ở vực thẳm sâu nhất thế giới

Hệ thống rải cáp quang ở vực thẳm sâu nhất thế giới

Hệ thống tời kéo cáp quang Haiwei GD11000 có thể triển khai dây cáp ở độ sâu tối đa hơn 11.000m.

Đăng ngày: 27/11/2024
Xác cá voi khổng lồ trôi dạt vào bãi biển Alaska

Xác cá voi khổng lồ trôi dạt vào bãi biển Alaska

Một con cá voi vây khổng lồ trôi dạt vào bờ gần một con đường mòn ven biển ở thành phố lớn nhất Alaska đã thu hút sự tò mò của nhiều người.

Đăng ngày: 27/11/2024
Cảnh tượng hơn 150 tấn sứa biển phá hủy nhà máy điện ở Trung Quốc

Cảnh tượng hơn 150 tấn sứa biển phá hủy nhà máy điện ở Trung Quốc

Đàn sứa bất ngờ tràn vào đã làm quá tải hệ thống làm mát, buộc công nhân nhà máy phải làm việc suốt ngày đêm để thông tắc và dọn dẹp đống hỗn độn.

Đăng ngày: 21/11/2024
Câu chuyện cảm động về chú cá heo cô đơn ở biển Baltic

Câu chuyện cảm động về chú cá heo cô đơn ở biển Baltic

Cách đây 5 năm, cư dân sống ven kênh Svendborgsund thuộc biển Baltic, Đan Mạch, bất ngờ nhận thấy sự xuất hiện của một chú cá heo mũi chai đực đơn độc.

Đăng ngày: 20/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News