Hàng triệu người sẽ không thể uống nước ngầm vì quá nóng

Nguồn nước ngầm thế giới có khả năng không thể uống được nữa chỉ trong vài thập kỷ tới.

Đến năm 2100, khả năng hơn 75 triệu người sống ở những nơi có nguồn nước ngầm không thể uống được vì quá nóng, theo nghiên cứu mới của Viện Công nghệ Karlsruhe (KIT) của Đức.

Nhiệt độ nước ngầm dự kiến sẽ tăng 3,5 độ C vào cuối thế kỷ này, vượt ngưỡng cao nhất được quy định cho nước uống của bất kỳ quốc gia nào.

Hàng triệu người sẽ không thể uống nước ngầm vì quá nóng
Nước ngầm ở nhiều nơi trên thế giới được dự báo sẽ tăng khoảng 3,5 độ C.

Nước ngầm rất quan trọng đối với sự sống, song chúng ta biết rất ít về tác động của biến đổi khí hậu đối với nguồn nước này. Khi mọi thứ nóng lên, nước ngầm sẽ hoạt động như bộ tản nhiệt, hấp thu lượng nhiệt dư thừa do sự nóng lên toàn cầu gây ra.

Để hiểu thêm về điều này, nhóm nghiên cứu tại KIT đã lập mô hình những thay đổi dự kiến của nhiệt độ nước ngầm toàn cầu cho đến năm 2100.

Nhóm tính toán dựa trên 2 kịch bản khí hậu SSP 2-4.5 và SSP 5-8.5 - phản ánh các lộ trình phát triển kinh tế xã hội khác nhau và nồng độ khí nhà kính trong tương lai - và xác định nhiệt độ nước ngầm sẽ tăng 2,1 độ C hoặc 3,5 độ C, tùy kịch bản.

Theo nhóm nghiên cứu, một số khu vực có nước ngầm nông hoặc nhiệt độ không khí nóng nhiều trên thế giới sẽ cảm nhận sự gia tăng nhiệt độ nước ngầm rõ rệt hơn. Điều này cũng có nghĩa là đối với hàng triệu người trên toàn cầu, nước ngầm sẽ không thể uống được nữa, theo trang IFLScience ngày 8-7.

Hiện khoảng 30 triệu người đang sống trong các khu vực có nước ngầm ấm hơn ngưỡng quy định. Điều này có nghĩa là nước không an toàn để uống nếu không được đun sôi. Nước uống trong các đường ống cũng sẽ ấm hơn vì nhiệt trong lòng đất.

"Tùy vào kịch bản, hàng trăm triệu người có thể bị ảnh hưởng vào năm 2100", tiến sĩ Susanne Benz, tác giả nghiên cứu và làm việc tại KIT, cho biết. Cụ thể, khoảng 77 - 188 triệu người có thể bị ảnh hưởng trong kịch bản SSP 2-4.5 và khoảng 59 - 588 triệu người đối với kịch bản SSP 5-8.5.

"Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tầm quan trọng của việc phải hành động để bảo vệ nguồn nước ngầm và tìm ra giải pháp lâu dài để chống lại tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với nguồn nước này", tiến sĩ Benz kết luận.

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Geoscience.

Nước ngầm ấm lên vì sao không thể uống?

Nhiệt độ của nước ngầm ảnh hưởng đến chu trình sinh địa hóa, làm ảnh hưởng đến chất lượng nước. Ví dụ, trong một số điều kiện nhất định, nhiệt độ nước ngầm tăng có thể dẫn đến nồng độ của các chất có hại như asen hay mangan tăng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt khi họ dùng nước ngầm làm nước uống.

Nhiệt độ nước ngầm tăng cũng có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của các mầm bệnh như Legionella spp và ảnh hưởng đến hệ sinh thái, sự đa dạng sinh học cũng như chu trình carbon và dưỡng chất.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Biến rác thải nhựa thành nguyên liệu cho máy in 3D

Biến rác thải nhựa thành nguyên liệu cho máy in 3D

Các nhà khoa học Úc mới đây đã phát minh một thiết bị công nghệ mới nhằm tái chế nhựa cứng phế thải thành nguyên liệu cho máy in 3D.

Đăng ngày: 09/07/2024
Điều hòa có thể thất thủ vì quá tải lưới điện

Điều hòa có thể thất thủ vì quá tải lưới điện

Nắng nóng cực đoan đang trở nên ngày càng phổ biến toàn cầu, đe dọa gây mất điện nhiều ngày khiến điều hòa nhiệt độ trở nên vô dụng.

Đăng ngày: 08/07/2024
Siêu bão 58 năm mới có trong lịch sử càn quét với tốc độ 270km/h, 1 quốc gia tuyên bố vùng thảm họa

Siêu bão 58 năm mới có trong lịch sử càn quét với tốc độ 270km/h, 1 quốc gia tuyên bố vùng thảm họa

“Hầu như không còn tòa nhà nào còn đứng vững. Nhà cửa bị san phẳng, đường sá bị chặn, cột điện đổ trên phố”, một nạn nhân của siêu bão Beryl cho biết.

Đăng ngày: 04/07/2024
Rừng Amazon trải qua 6 tháng cháy rừng tồi tệ nhất trong 20 năm

Rừng Amazon trải qua 6 tháng cháy rừng tồi tệ nhất trong 20 năm

Dữ liệu vệ tinh công bố ngày 1/7 cho thấy rừng Amazon ở Brazil đã ghi nhận 13.489 vụ cháy rừng trong nửa đầu năm nay, tăng hơn 61% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là con số tồi tệ nhất trong 20 năm qua.

Đăng ngày: 03/07/2024
Bão Freddy là cơn bão nhiệt đới kéo dài lâu nhất trong lịch sử

Bão Freddy là cơn bão nhiệt đới kéo dài lâu nhất trong lịch sử

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) tuyên bố bão nhiệt đới Freddy - kéo dài 36 ngày, gây thiệt hại về người và kinh tế ở Đông Nam châu Phi từ tháng 2 - 3/2023 - là cơn bão dài nhất từng được ghi nhận.

Đăng ngày: 02/07/2024
Nắng nóng làm thay đổi các sự kiện lớn toàn cầu

Nắng nóng làm thay đổi các sự kiện lớn toàn cầu

Cái chết của ít nhất 1.300 người trong cuộc hành hương tại thánh địa Mecca cho thấy mối đe dọa ngày càng tăng của biến đổi khí hậu đối với con người trong những sự kiện tụ tập lớn.

Đăng ngày: 02/07/2024
Hai bố con gặp “điểm cuối của cầu vồng” khi đang đi dạo, đây là hiện tượng gì?

Hai bố con gặp “điểm cuối của cầu vồng” khi đang đi dạo, đây là hiện tượng gì?

Đang trên đường đi dạo gần một hồ nước thì hai bố con nhìn thấy “đoạn cuối của cầu vồng”, cứ như thể cầu vồng chạm xuống mặt đất.

Đăng ngày: 01/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News