Hàng triệu sao chổi sẽ rơi xuống Trái đất gây ra ngày tận thế?

Trái đất có thể bị lấp đầy bởi những sao chổi "ngổ ngáo" chết người chỉ trong hơn 1 triệu năm nữa, khi một ngôi sao lang thang đi vào vùng ngoài của Hệ Mặt trời, theo các nhà khoa học.

Theo tờ Newsweek, các nhà khoa học tin rằng một ngôi sao sẽ đi lạc vào Hệ Mặt trời của chúng ta chỉ trong hơn 1 triệu năm tới và ném các sao chổi về phía chúng ta, điều này có thể gây ra thảm họa cho Trái đất.

Hàng triệu sao chổi sẽ rơi xuống Trái đất gây ra ngày tận thế?
Hình ảnh sao chổi C/2017 K2 PANSTARRS được nhìn thấy vào ngày 26-6-2022 - (Ảnh: DULUTH NEWS TRIBUNE).

Gliese 710 là một ngôi sao nhỏ hiện đang nằm cách Trái đất khoảng 62 năm ánh sáng trong chòm sao Serpens Cauda.

Các nhà khoa học cho biết trong khoảng 2 thập kỷ qua, Gliese 710 hướng thẳng về phía Hệ Mặt trời. Một nghiên cứu năm 2018 dự tính khoảng 1,29 triệu năm nữa, ngôi sao này sẽ đến cách Trái đất chỉ 0,06 năm ánh sáng - bằng chiều rộng một sợi tóc, tính theo vũ trụ. 

Ở khoảng cách 0,06 năm ánh sáng, Gliese 710 sẽ đi qua "đám mây Oort" (được NASA mô tả là khối cầu khổng lồ bao phủ toàn bộ Hệ Mặt trời), làm xáo trộn vô số sao chổi. Nhiều sao chổi trong số đó có thể bị văng ra ngoài không gian sâu. Nhiều ngôi sao khác sẽ bị tan vỡ bên trong Hệ Mặt trời.

Giáo sư Brad Gibson, giám đốc Trung tâm vật lý thiên văn EA Milne tại Đại học Hull (Anh), nói với báo Newsweek: "Với cùng một khối lượng, sao chổi sẽ gây thiệt hại cho Trái đất gấp 10 lần so với một tiểu hành tinh".

Có nhiều tranh luận về việc liệu sự kiện va chạm đã xóa sổ hầu hết các loài trên Trái đất 65 triệu năm trước, bao gồm cả khủng long, là sao chổi hay một tiểu hành tinh?

Giáo sư Gibson cho rằng: "Chỉ trong 1 triệu năm nữa, Gliese 710 sẽ thực sự đi vào Hệ Mặt trời của chúng ta và từ từ đi qua "đám mây Oort". Tác động của hành trình này sẽ làm rung chuyển 10 triệu sao chổi, được dự đoán rơi như mưa xuống Hệ Mặt trời bên trong. Trong đó, hàng triệu sao chổi sẽ rơi thẳng vào Trái đất".

Ông cho biết thêm hiện tại, hàng nghìn nhà khoa học quan sát bầu trời một cách cảnh giác, để phát hiện các tiểu hành tinh hoặc sao chổi có thể gây ra mối đe dọa cho Trái đất.

Ông Alan Fitzsimmons từ Trung tâm nghiên cứu vật lý thiên văn tại Đại học Queen Belfast, Bắc Ireland, nói với báo Newsweek: "Sao chổi đã từng va vào Trái đất trong quá khứ và chúng sẽ xảy ra một lần nữa trong tương lai. Tin tốt là các loại kính thiên văn hiện nay được thiết kế để khám phá cả tiểu hành tinh và sao chổi có thể đang hướng về phía chúng ta, giúp các nhà khoa học kịp cảnh báo".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chiều nay, Trái đất đi đến điểm viễn nhật,

Chiều nay, Trái đất đi đến điểm viễn nhật, "bỏ rơi" sao mẹ

Các tính toán cho thấy thời điểm chính xác mà Trái đất đi vào điểm viễn nhật là 7 giờ sáng theo giờ GMT, tương ứng với 14 giờ chiều 4-7 theo giờ Việt Nam.

Đăng ngày: 04/07/2022
Khí cầu NASA khổng lồ chở kính viễn vọng lên cao 40.000 m

Khí cầu NASA khổng lồ chở kính viễn vọng lên cao 40.000 m

Khí cầu có kích thước bằng sân bóng của NASA sẽ đưa kính viễn vọng ASTHROS bay lên từ châu Nam Cực để quan sát vũ trụ vào tháng 12/2023.

Đăng ngày: 03/07/2022
Điều gì sẽ tới khi Milk Way va chạm với Andromeda

Điều gì sẽ tới khi Milk Way va chạm với Andromeda

4,5 tỷ năm nữa tính từ lúc này, thiên hà của chúng ta sẽ trải qua biến động lớn nhất trong suốt lịch sử của nó. Đó là khi nó va chạm với thiên hà Andromeda.

Đăng ngày: 03/07/2022
Sống sót sau vụ nổ siêu tân tinh, sao lùn trắng sáng hơn trước

Sống sót sau vụ nổ siêu tân tinh, sao lùn trắng sáng hơn trước

Với kính viễn vọng không gian Hubble các nhà khoa học ghi lại quá trình một ngôi sao lùn trắng vượt qua vụ nổ siêu tân tinh giữa vũ trụ.

Đăng ngày: 02/07/2022
Vệ tinh bay trên Trái đất 550km quay video selfie

Vệ tinh bay trên Trái đất 550km quay video selfie

Vệ tinh MP42 sử dụng gậy selfie để ghi hình chính mình với nền phía sau là Great Barrier, rạn san hô rộng tới 344.400 km2 ở ngoài khơi Australia.

Đăng ngày: 02/07/2022
Vệ tinh chụp ảnh nhật thực từ không gian

Vệ tinh chụp ảnh nhật thực từ không gian

Đài quan sát Động lực học Mặt Trời của NASA bắt được khoảnh khắc Mặt Trăng đi qua phía trước Mặt Trời hôm 29/6.

Đăng ngày: 02/07/2022
Khối cầu kim loại 83,6kg khiến Mỹ

Khối cầu kim loại 83,6kg khiến Mỹ "dậy sóng": Tiếng bíp bíp làm quan chức Nhà Trắng lo sợ

Chỉ gần 84kg nhưng khối cầu này đủ sức nặng khiến Mỹ thay đổi nhiều chiến lược.

Đăng ngày: 01/07/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News