Hàng tỷ cua đỏ bò từ biển vào rừng trên đảo Giáng sinh

Những con cua non chui lên từ biển và bò vào rừng phải đối mặt với cua trưởng thành ăn thịt đồng loại rình sẵn trên đường.

Một thước phim trong chương trình "Our Planet II" của nhà tự nhiên học người Anh David Attenborough ghi lại khoảnh khắc hàng tỷ con cua non mạo hiểm mạng sống bò hối hả qua những con cua trưởng thành ăn thịt đồng loại trên bờ biển đảo Giáng Sinh, Australia, Live Science hôm 13/6 đưa tin.


Cua đỏ trưởng thành chờ sẵn để ăn thịt cua non. (Ảnh: Live Science)

Cua đỏ đảo Giáng Sinh (Gecarcoidea natalis) di cư mỗi năm một lần. Ước tính 65 triệu con cua di chuyển qua 2 km từ những khu rừng nơi chúng sống trên đảo tới khu vực sinh sản ở ven biển. Cuộc di cư bắt đầu sau cơn mưa đầu tiên của mùa mưa, thường vào tháng 10 hoặc 11, theo Cơ quan vườn quốc gia Australia. Khi tới biển, cua đực đào hang và ghép đôi với cua cái. Cua đực truyền tinh trùng để cua cái lưu trữ trong túi và rời đi. Cua cái ở lại, đẻ tới 100.000 quả trứng mỗi lần trong túi ấp gắn liền với bụng.

Quá trình đẻ trứng diễn ra trước bình minh trong vòng một tuần sau khi trăng tròn. Cua cái sẽ giải phóng trứng vào nước khi thủy triều bắt đầu rút đi. Trứng đã thụ tinh rơi xuống biển và nở ngay khi tiếp xúc trực tiếp với nước, theo Lucy Turner, nhà sinh vật học hải dương ở Đại học Plymouth, Anh.

Trong hơn một tháng, trải qua vài giai đoạn ấu trùng khác nhau, cua non phát triển tới giai đoạn gọi là megalopa. Trong video từ "Our Planet II", chúng quay trở lại đất liền. Khi nhô lên khỏi mặt nước, chúng lột vỏ lớp vỏ sũng nước để trở thành cua hoàn chỉnh với đường kính 5 mm. Ngay khi cua non tới bãi biển, nguy hiểm rình rập. Một con cua trưởng thành chờ sẵn, dùng càng bắt cua non tí hon và ăn thịt chúng.

"Cua đỏ là động vật ăn thịt cơ hội nên sẵn sàng ăn bất cứ thứ gì. Tôi chưa bao giờ thấy chúng ăn thịt cua chưa trưởng thành trước đây nhưng từng quan sát chúng ăn những con cua trưởng thành đã chết khác", Turner nói.

Hành vi ăn thịt đồng loại đặc biệt gây bất ngờ bởi cua đỏ trưởng thành thường không hung dữ đến mức chủ động săn cá thể khác, theo Simon Webster, nhà động vật học ở Đại học Bangor, Anh. Khi di cư xong, lượng glycogen trong cơ bắp của chúng cực kỳ thấp, vì vậy chúng sẽ ăn bất cứ thứ gì có thể. Theo Webster, chúng cũng sẽ ăn những con cua chết vì bị chen lấn trên đường. Chỉ có một lượng nhỏ cua đỏ non đảo Giáng Sinh tới rừng an toàn. Nhiều con thậm chí bị giết trước khi rời biển. Theo ước tính của các nhà khoa học, chỉ có 1 - 10% cua non tới bờ và sống đến khi trưởng thành.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tới đây, những loài vật nào sẽ bị tuyệt chủng?

Tới đây, những loài vật nào sẽ bị tuyệt chủng?

Một số nhà khoa học thậm chí còn cho rằng, gần 40% các loài hiện đang cư trú trên hành tinh của chúng ta có thể bị tuyệt chủng sớm nhất vào năm 2050.

Đăng ngày: 20/02/2025
Trung Quốc xây cao ốc 26 tầng chỉ để… nuôi lợn

Trung Quốc xây cao ốc 26 tầng chỉ để… nuôi lợn

Ở Ngạc Châu (Hồ Bắc, Trung Quốc) có tòa nhà 26 tầng, được xây dựng với mục đích cho lợn ở.

Đăng ngày: 20/02/2025
Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết

Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"

Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Đăng ngày: 19/02/2025
Những loài động vật đặc biệt có khả năng tỏa mùi thơm quyến rũ

Những loài động vật đặc biệt có khả năng tỏa mùi thơm quyến rũ

Trái đất quả là có rất điều kỳ thú mà đôi khi chúng ta không thể khám phá hết. 5 loài động vật hoang dã với khả năng tỏa ra mùi thơm quyến rũ dưới đây chính là minh chứng.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những điều thú vị về loài cá sấu

Những điều thú vị về loài cá sấu

Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Đăng ngày: 17/02/2025
Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

Đăng ngày: 16/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News