Hành tinh "địa ngục" với mưa nham thạch, gió siêu âm

Các nhà thiên văn học quốc tế sử dụng mô phỏng máy tính để dự đoán điều kiện thời tiết trên ngoại hành tinh siêu nóng K2-141b.

Được phát hiện vào năm 2018 bởi Kính viễn vọng Không gian Kepler, K2-141b là một trong những hành tinh "cực đoan" nhất bên ngoài Hệ Mặt trời. Thiên thể có kích cỡ tương đương Trái Đất và quay quanh một ngôi sao lùn màu cam ở khoảng cách cực kỳ gần, đến mức một số vùng của nó bị "nấu chảy" thành đại dương dung nham sâu 100 km.

Hành tinh địa ngục với mưa nham thạch, gió siêu âm
Mô phỏng hành tinh dung nham K2-141b quay quanh ngôi sao lùn cam K2-141. (Ảnh: Julie Roussy).

Trong một nghiên cứu xuất bản hôm 3/11 trên tạp chí Monthly Notices của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia, các nhà thiên văn học từ Đại học York, McGill của Canada và Viện Giáo dục Khoa học Ấn Độ đã lần đầu tiên đưa ra dự đoán về điều kiện thời tiết trên ngoại hành tinh siêu nóng cách xa hàng trăm năm ánh sáng này thông qua mô phỏng máy tính.

Khi phân tích các kiểu chiếu sáng trên K2-141b, nhóm nghiên cứu nhận thấy 2/3 bề mặt của hành tinh nhận được ánh sáng ban ngày "vĩnh viễn", thay vì kiểu chiếu sáng ngày đêm theo bán cầu như ở Trái Đất. Tác động của lực hấp dẫn khiến một mặt của K2-141b luôn hướng về phía ngôi sao.

Theo Giáo sư Nicolas Cowan từ Đại học McGill, phía ban ngày (mặt được chiếu sáng) của ngoại hành tinh có nhiệt độ lên tới 3.000 độ C, đủ nóng để không chỉ nấu chảy đá mà còn làm chúng bốc hơi, cuối cùng tạo ra một bầu khí quyển mỏng bao quanh các đại dương dung nham. Trong khi đó, phía ban đêm có nhiệt độ rất thấp, ước tính dưới -200 độ C.

Một đặc điểm nữa biến K2-141b thành hành tinh "địa ngục" bầu khí quyển của nó cũng xảy ra hiện tượng kết tủa và mưa, giống như chu trình của nước trên Trái Đất.

Trên K2-141b, gió thổi với tốc độ siêu âm, lên tới 5.000 km/h. Hơi khoáng vật - hình thành từ đá bốc hơi - được gió siêu âm cuốn vào phía ban đêm lạnh giá và kết tủa, tạo thành "mưa nham thạch" rơi xuống bề mặt. Sự vận động của hành tinh sau đó đẩy đá kết tủa trở lại phía ban ngày, nơi các đại dương dung nham nấu chảy và làm bay hơi chúng lần nữa.

"Tất cả hành tinh đá, bao gồm cả Trái Đất, khởi đầu là thế giới nóng chảy nhưng sau đó nhanh chóng nguội đi và đông đặc lại. Các hành tinh dung nham như K2-141b cho chúng ta cái nhìn hiếm hoi về giai đoạn tiến hóa ban đầu của loại hành tinh này", Cowan nhấn mạnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện

Phát hiện "phần cơ thể đã mất" của Trái đất bay sau sao Hỏa

Sau khi mặt trăng vỡ khỏi Trái Đất, vật thể này tiếp tục vỡ ra khỏi mặt trăng và đào tẩu, ẩn nấp phía sau sao Hỏa suốt 4 tỉ năm.

Đăng ngày: 06/11/2020
Những người yêu thiên văn háo hức chờ đón hai trận mưa sao băng tuyệt đẹp trong tháng 11

Những người yêu thiên văn háo hức chờ đón hai trận mưa sao băng tuyệt đẹp trong tháng 11

Tháng 11 người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng trận mưa sao băng cỡ nhỏ Taurids với số sao khoảng từ 7 đến 10 vệt mỗi giờ vào lúc cực điểm.

Đăng ngày: 05/11/2020
NASA vận chuyển bệ phóng khổng lồ bằng xe bánh xích

NASA vận chuyển bệ phóng khổng lồ bằng xe bánh xích

Bệ phóng di động (MLP) rời khỏi Tòa nhà Lắp ráp Phương tiện ở Trung tâm Vũ trụ Kennedy trên cỗ xe bánh xích nặng 2.700 tấn.

Đăng ngày: 05/11/2020
Tàu NASA liên lạc với Trái đất từ khoảng cách 19 tỷ km

Tàu NASA liên lạc với Trái đất từ khoảng cách 19 tỷ km

Sau 7 tháng không thể chỉ huy với tàu Voyager 2, NASA nối lại liên lạc thông qua truyền các chỉ thị và quy trình mới cho con tàu.

Đăng ngày: 05/11/2020
Sinh vật 4 tỉ năm trước

Sinh vật 4 tỉ năm trước "hồi sinh" nơi tiểu hành tinh đâm vào Trái đất

Miệng hố va chạm Chicxulub – tàn tích của tiểu hành tinh giết khủng long 66 triệu năm trước đã tạo ra một hệ thống thủy nhiệt nơi sinh ra dạng sự sống y hệt các vi sinh vật liên đại Hỏa Thành.

Đăng ngày: 04/11/2020
Phát hiện thiên thể hiếm thấy lai giữa sao chổi và tiểu hành tinh

Phát hiện thiên thể hiếm thấy lai giữa sao chổi và tiểu hành tinh

Các nhà nghiên cứu quốc tế phát hiện phần đầu sao chổi dài 400.000 km của một thiên thể đặc biệt hiếm gặp.

Đăng ngày: 04/11/2020
Nhật thiết kế sân bay vũ trụ đẹp như mơ

Nhật thiết kế sân bay vũ trụ đẹp như mơ

Sân bay vũ trụ Spaceport City đặt ở Tokyo được kỳ vọng sẽ đi vào hoạt động trong 10 năm tới.

Đăng ngày: 03/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News