Hành tinh khổng lồ đang ném thiên thạch về phía Trái đất
Các kết quả nghiên cứu cho thấy gã khổng lồ khí của Hệ Mặt trời không hẳn là vệ sĩ của trái đất và các hành tinh đá nhỏ khác như suy nghĩ trước đây.
Giáo sư – tiến sĩ Kevin Grazier, nhà vật lý thiên văn danh tiếng đang giảng dạy tại nhiều trường đại học Mỹ như Santa Monica College, Pierce College…, vừa tiết lộ những kết quả nghiên cứu mới đáng kinh ngạc về bản chất của sao Mộc – hành tinh từng được cho là gã vệ sĩ khổng lồ của chúng ta.
Trước đó, lý thuyết cho rằng sao Mộc là một "lá chắn" cho các hành tinh nhỏ bé gần Mặt trời, bao gồm Trái đất, rất phổ biến trong giới thiên văn.
Sao Mộc - (ảnh đồ họa từ NATIONAL GEOGRAPHIC).
Lý thuyết đó dựa trên nhiều bằng chứng mà tàu Juno của NASA đã thu thập được khi tiếp cận sao Mộc: lực hấp dẫn của hành tinh nặng gấp 318 lần Trái đất này đã hút khá nhiều thiên thạch nguy hiểm về phía nó, nhờ đó Trái đất và các hành tinh nằm gần Mặt trời là sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa… được an toàn hơn trước các cuộc tấn công của thiên thạch.
Thế nhưng theo các kết quả phân tích mới nhất của giáo sư Grazier, gã vệ sĩ này có một đời sống 2 mặt. Lực hấp dẫn và khối lượng kinh khủng của Sao Mộc không phải lúc nào cũng hút hết vật thể nguy hiểm về phía mình, mà có khi làm chúng chệch hướng và… bắn mạnh hơn về phía mặt trời, đồng nghĩa với việc các hành tinh nằm giữa nó và mặt trời cũng có nguy cơ "dính đạn".
Vì vậy, một số thứ đáng lẽ vượt qua một cách vô hại lại chuyển hướng thẳng vào các hành tinh đá nhỏ gần mặt trời, bao gồm Trái đất. Những thứ nó ném vào trái đất bao gồm các loại thiên thạch lớn nhỏ và cả sao chổi.
Nghiên cứu do tiến sĩ Grazier dẫn đầu còn có sự hợp tác của Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA và Đại học Southern Queensland (Úc). Cộng sự của ông, nhà thiên văn Jonti Horner từ Đại học Southern Queensland, cho biết không thể phủ nhận rằng nhiều vật thể đáng lẽ nguy hiểm với chúng ta đã bị hành tinh này hút mất. Họ vẫn đang xem xét thêm nhiều chi tiết để xem gã khổng lồ khí này giúp chúng ta nhiều hơn hay phá phách nhiều hơn.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.
