Hành tinh lùn Ceres chứa đại dương bên dưới bề mặt

Nghiên cứu mới tiết lộ vật thể lớn nhất trong vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc là một "thế giới đại dương".

Phát hiện được NASA công bố hôm 10/8 sau khi phân tích những hình ảnh độ phân giải cao về bề mặt của hành tinh lùn chụp bởi tàu thăm dò Dawn. Trước đó, Ceres luôn được cho là một khối đá không gian cằn cỗi.

Hành tinh lùn Ceres chứa đại dương bên dưới bề mặt
Hành tinh lùn Ceres là vật thể lớn nhất trong vành đai tiểu hành tinh. (Ảnh: Phys).

Nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà khoa học từ Mỹ và châu Âu đã tập trung quan sát miệng núi lửa Occator 20 triệu năm tuổi. Bằng cách sử dụng hình ảnh hồng ngoại mà tàu thăm dò chụp được ở độ cao khoảng 35 km so với bề mặt thiên thể, nhóm đã phát hiện sự hiện diện của hydrohalite - hợp chất phổ biến có trong băng biển nhưng trước đây chỉ được quan sát thấy trên Trái đất.

"Bây giờ chúng ta có thể nói rằng Ceres là một loại thế giới đại dương với các hồ chứa nước biển bên dưới bề mặt của nó, cũng như một số mặt trăng của sao Thổ và sao Mộc. Hydrohalite là dấu hiệu rõ ràng cho thấy hành tinh lùn này chứa nước", nhà thiên văn học Maria Cristina De Sanctis từ Viện Vật lý thiên văn Quốc gia Italy giải thích.

Nhóm nghiên cứu cho biết thêm rằng các mỏ muối trên bề mặt Ceres trông giống như được tích tụ trong vòng hai triệu năm qua. Điều này cho thấy nước biển vẫn có thể được đẩy lên từ bên trong hành tinh. Phân tích hình ảnh của miệng núi lửa Occator cũng phát hiện các gò và đồi của nó có thể hình thành khi nước phun trào - do tác động va chạm thiên thạch - và sau đó đóng băng trên bề mặt.

"Những khoáng chất được tìm thấy trên Ceres như hydrohalite cực kỳ quan trọng về mặt sinh học thiên văn. Chúng cần thiết cho sự xuất hiện của sự sống", De Sanctis nhấn mạnh về tầm quan trọng của phát hiện mới. Chi tiết nghiên cứu đã được xuất bản trên tạp chí Nature Astronomy, Nature Geoscience and Nature Communications.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện cầu ánh sáng dài 8.000km trên Mặt trời

Phát hiện cầu ánh sáng dài 8.000km trên Mặt trời

Cầu ánh sáng chia tách khu vực tối và nguội của vết đen Mặt Trời, báo hiệu vết đen này sắp biến mất.

Đăng ngày: 11/08/2020
Các vệ tinh của sao Mộc có thể “sưởi ấm” cho nhau

Các vệ tinh của sao Mộc có thể “sưởi ấm” cho nhau

Các nhà khoa học cho biết, 3/4 vệ tinh lớn nhất của sao Mộc: Ganymede, Callisto và Europa, được cho là chứa những đại dương nước bên dưới lớp vỏ băng giá của chúng.

Đăng ngày: 10/08/2020
Cấu trúc Trái đất phóng đại 1.000 lần ở hành tinh khác, con người có thể trú ngụ

Cấu trúc Trái đất phóng đại 1.000 lần ở hành tinh khác, con người có thể trú ngụ

Trên hành tinh hàng xóm của Trái Đất và mặt trăng, các nhà khoa học đã phát hiện một cấu trúc giống với thứ thường thấy trên trái đất, nhưng to hơn 100-1.000 lần.

Đăng ngày: 10/08/2020
Bí ẩn 15 năm đầy 'ma mị' trên sao Hỏa vừa được giải mã: Giới khoa học hoàn toàn bất ngờ

Bí ẩn 15 năm đầy 'ma mị' trên sao Hỏa vừa được giải mã: Giới khoa học hoàn toàn bất ngờ

Sao Hỏa (Hành tinh Đỏ) là một trong những mục tiêu chinh phục lớn nhất của con người trong Thái Dương Hệ.

Đăng ngày: 09/08/2020
Tường mây axit trải dài 7.500km trên sao Kim

Tường mây axit trải dài 7.500km trên sao Kim

Lần đầu tiên cách nhà nghiên cứu biết tới sự tồn tại của một bức tường mây axit dịch chuyển quanh sao Kim ở tốc độ gần bằng máy bay phản lực thương mại.

Đăng ngày: 09/08/2020
Hệ Mặt trời có hình dạng giống như một chiếc bánh sừng bò bị xẹp

Hệ Mặt trời có hình dạng giống như một chiếc bánh sừng bò bị xẹp

Trước đây, các nhà khoa học tin rằng nhật quyển có hình dạng giống như một ngôi sao chổi với phần đầu tròn và một cái đuôi kéo dài.

Đăng ngày: 08/08/2020
Mưa sao băng đẹp nhất, lớn nhất năm 2020 sắp xuất hiện

Mưa sao băng đẹp nhất, lớn nhất năm 2020 sắp xuất hiện

Trận mưa sao băng Perseid đẹp nhất 2020 với mật độ lên tới 100 vệt/giờ sẽ đạt cực đại vào đêm ngày 12/8, rạng sáng ngày 13/8

Đăng ngày: 07/08/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News