Hành tinh này có thể từng mang sự sống

Các nhà khoa học đã tạo ra mô hình mô phỏng Kim tinh thuở sơ khai, hé mở việc hành tinh này từng mát mẻ, phù hợp với sự sống.

Một trong những sự thật phũ phàng về Hệ Mặt Trời là dù sở hữu 8 hành tinh tuyệt đẹp, Trái Đất vẫn đang là “ngôi nhà” duy nhất có tồn tại sự sống mà chúng ta biết.

Dựa trên những mô hình mô phỏng khí hậu cổ đại do các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu vũ trụ Goddard (GISS) của NASA đặt tại New York thực hiện, nghiên cứu mới cho rằng Kim tinh có thể từng phù hợp cho sự sống.

Hành tinh này có thể từng mang sự sống
Mô phỏng máy tính bề mặt Kim tinh vào năm 1990. (Ảnh: Getty).

Đã từng có nước?

Tuy nhiên, Kim tinh ngày nay có nhiệt độ bề mặt lên tới 462 độ C, bầu khí quyển gần như hoàn toàn là carbon dioxide (CO2), dày hơn 90 lần so với bầu khí quyển Trái Đất.

Trái Đất và Kim tinh từng hình thành từ cùng một đám mây nguyên thủy, có kích thước gần giống nhau, nằm ở gần cùng khoảng cách so với Mặt Trời. Nếu Trái Đất có tồn tại nước thì khả năng Kim tinh cũng đã từng có nước, điều được xác nhận bởi các tàu thăm dò vũ trụ của Mỹ. Nhiều dấu hiệu hóa học của nước cũng được phát hiện trong bầu khí quyển Kim tinh.

Ngoài ra, bề mặt Kim tinh cũng xuất hiện những khối đất cao và các lưu vực đại dương tương đối nông giống địa cầu, đồng nghĩa bề mặt Kim tinh có địa hình phù hợp để chứa nước. Tuy nhiên, hành tinh này cũng có vài vấn đề nhất định.

Hành tinh này có thể từng mang sự sống
Một bức ảnh bề mặt Kim tinh tổng hợp từ nhiều radar của NASA. Bề mặt hành tinh này đủ nóng để làm tan chảy cả chì. (Ảnh: NASA).

Khoảng cách so với Mặt Trời ngắn hơn khiến Kim tinh nhận lượng nhiệt và ánh sáng nhiều hơn 40% so với Trái Đất. Ban đầu, đó không phải là vấn đề. Trong lúc khởi sinh Hệ Mặt Trời, ngôi sao trung tâm này bấy giờ mờ hơn 30% so với hiện tại, song độ sáng và nhiệt độ của nó đã tăng lên từng ngày.

Tồi tệ hơn, vòng quay theo trục của Kim tinh cực kỳ chậm. Một ngày trên Kim tinh dài khoảng 117 ngày Trái Đất. Chu kỳ ngày đêm chậm chạp khiến Kim tinh như đang bị nướng trên xiên quay vĩnh cửu. Những đám cháy xảy ra liên tiếp do tiếp xúc cận kề với ánh sáng Mặt Trời trong thời gian quá lâu. Vòng quay Trái Đất nhanh hơn nhiều, khiến không bao giờ có bất kỳ phần nào của hành tinh chúng ta nóng lên quá lâu.

Trong thời gian dài, các nhà nghiên cứu cho rằng sự quay chậm này xuất phát từ việc bầu khí quyển quá dày, lực hấp dẫn của Mặt Trời kéo theo không khí nặng từ đó tạo ra một kiểu kìm hãm thủy triều. Nhưng nếu đó là lý do Venus quay chậm, cũng có nghĩa hành tinh này đã luôn tồn tại bầu khí quyển dày đặc đó. Nếu vậy, nó luôn quá nóng để tồn tại sự sống. Đây chính là giả thuyết mới hình thành dựa trên những lý luận cũ.

Đã từng có vi khuẩn?

Các nhà khoa học đã tạo ra mô hình mô phỏng Kim tinh sơ khai với bầu khí quyển mỏng hơn giống Trái Đất, quay chậm do các yếu tố khác, bao gồm lực hấp dẫn của Mặt Trời tác động lên bề mặt địa chất hành tinh chứ không phải lên bầu khí quyển. Điều đó hé mở việc Kim tinh từng mát mẻ hơn, ít nhất là vào thuở sơ khai.

Mô hình mô phỏng đã cho kết quả bề ​​mặt của nó được làm ấm lên, tạo ra mưa bằng quá trình hình thành một lớp mây dày, lớp mây hoạt động giống như chiếc ô che chắn bề mặt hành tinh khỏi phần lớn lượng nhiệt từ Mặt Trời.

Nhưng điều này không kéo dài. Khi Mặt Trời ngày càng sáng và nóng lên, Kim tinh cũng nóng lên. Nước trên bề mặt bốc hơi vào khí quyển, giải phóng hydro và oxy. Khí hydro khi đó bay mất hút ra ngoài không gian.

Mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Nếu Kim tinh từng xảy ra quá trình kiến ​​tạo mảng, quá trình này sẽ bắt đầu bị đình trệ, một phần là do thiếu nước để các mảng kiến tạo có thể di chuyển được. Nếu không có kiến ​​tạo, carbon trong khí quyển không thể tuần hoàn được ở dưới lòng đất, hiệu ứng nhà kính ngày càng trầm trọng hơn.

Hành tinh này có thể từng mang sự sống
Sự sống luôn là mục tiêu theo đuổi của loài người ở khắp nơi trên vũ trụ. (Ảnh: Dailymail).

Theo một số giả thuyết, khi các điều kiện trên Kim tinh ngày càng tồi tệ hơn, sự sống vi sinh vật có thể đã di cư đến hành tinh có bầu khí quyển ổn định hơn, tương tự như cách vi khuẩn bám vào các hạt siêu nhỏ thường được tìm thấy trong bầu khí quyển Trái Đất.

Tuy nhiên, một vài nhà khoa học suy đoán các vi sinh vật ưa sống trong điều kiện khắc nghiệt ưa nhiệt và pH thấp có thể tồn tại ở những tầng axit bên trên, có nhiệt độ thấp hơn của bầu khí quyển Kim tinh.

Vi khuẩn trôi nổi hầu như rất khó nắm bắt. Tuy nhiên, đối với nhân loại - những người Trái Đất cô đơn khao khát khám phá hết vũ trụ, việc tìm ra một ánh sáng le lói cũng là khởi đầu đầy hứa hẹn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiên thạch khổng lồ sắp bay sượt qua Trái đất

Thiên thạch khổng lồ sắp bay sượt qua Trái đất

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) xác nhận tiểu hành tinh đường kính 1.000 m sẽ bay qua Trái Đất vào ngày 15/2/2020.

Đăng ngày: 11/02/2020
Toàn bộ vũ trụ sẽ được vẽ lại

Toàn bộ vũ trụ sẽ được vẽ lại

Dark Emulator sẽ phân tích, giải mã khối dữ liệu vật lý thiên văn khổng lồ, sử dụng thông tin đã qua xử lý để xây dựng những mô phỏng về vũ trụ.

Đăng ngày: 10/02/2020
5 hành tinh quái dị nhất vũ trụ lộ diện trong năm qua

5 hành tinh quái dị nhất vũ trụ lộ diện trong năm qua

Trong năm 2019, các nhà thiên văn học đã tóm được nhiều ngoại hành tinh kỳ lạ ngoài sức tưởng tượng, khác xa mọi thiên thể trong Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 08/02/2020
Vì sao một tên lửa có thể phóng nhiều vệ tinh?

Vì sao một tên lửa có thể phóng nhiều vệ tinh?

Phương thức truyền thống phóng vệ tinh là dùng một tên lửa phóng một vệ tinh. Còn dùng một tên lửa đồng thời phóng nhiều vệ tinh vào quỹ đạo là một kỹ thuật phóng tên lửa hàng không vũ trụ tiên tiến.

Đăng ngày: 08/02/2020
Phát hiện thiên hà

Phát hiện thiên hà "chết trẻ" cách đây 12 tỷ năm

Thiên hà "quái vật" XMM-2599 tạo ra hàng trăm tỷ ngôi sao với tốc độ chóng mặt nhưng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Đăng ngày: 08/02/2020
Các nhà khoa học tạo ra bụi vũ trụ trong lò… vi sóng

Các nhà khoa học tạo ra bụi vũ trụ trong lò… vi sóng

Các nhà khoa học Anh đã chỉ ra rằng có thể sử dụng lò vi sóng nhà bếp thông thường để tạo ra bụi vũ trụ trong phòng thí nghiệm.

Đăng ngày: 08/02/2020
Tháng 2 này, bầu trời sẽ xuất hiện

Tháng 2 này, bầu trời sẽ xuất hiện "nhật thực sao Hỏa"

Một kiểu nhật thực kỳ lạ trong đó mặt trăng không ăn mặt trời mà ăn… sao Hỏa là một trong vô số hiện tượng lạ thống trị bầu trời trong tháng 2 này.

Đăng ngày: 07/02/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News