Phát hiện mới về sự sống địa chất trên Sao Kim
Một kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí "Science - Khoa học" ngày 9/4 cho biết lần đầu tiên các nhà khoa học đã phát hiện các dấu hiệu rõ ràng về các dòng nham thạch gần đây trên bề mặt Sao Kim.
Những quan sát cho thấy những núi lửa trên Sao Kim dường như đã phun trào cách đây khoảng từ vài trăm năm cho đến 2,5 triệu năm.
Điều này cho thấy hành tinh này có thể vẫn có sự sống địa chất và Sao Kim trở thành một trong số rất ít các hành tinh thuộc hệ mặt trời mà vẫn có hoạt động địa chất trong khoảng 3 triệu năm qua.
Những bằng chứng khoa học nói trên được thu từ một con tàu thăm dò Sao Kim do Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) phóng vào quỹ đạo xung quanh hành tinh này từ tháng 4/2006.
Các nhà khoa học đã nhận thấy có những khác biệt về thành phần cấu tạo khi so sánh bề mặt xung quanh của ba khu vực núi lửa. Những dòng nham thạch còn tương đối mới được xác định thông qua việc chúng phát ra các tia phóng xạ. Những quan sát này cho thấy Sao Kim vẫn có thể có khả năng phun trào núi lửa.
Nhà khoa học Sue Smrekar của phóng thí nghiệm Jet Propulsion thuộc Trung tâm hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) nói rằng: "Lịch sử địa chất của Sao Kim lâu nay vẫn là một điều bí ẩn. Những chuyến thăm dò trước đây đã cho chúng ta thấy một số dấu vết về hoạt động núi lửa, nhưng chúng ta không biết điều đó xảy ra bao lâu rồi. Bây giờ chúng ta đã có những bằng chứng mạnh mẽ tại bề mặt của những nơi phun trào gần đây."
Các nhà khoa học phát hiện thấy một cái gì đó làm phẳng bề mặt của Sao Kim, bởi vì hành tinh này chỉ có khoảng 1.000 hố thiên thạch, một con số tương đối nhỏ so với các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
Các nhà khoa học cho rằng điều này có thể là do kết quả của hoạt động núi lửa tái bao phủ toàn bộ hành tinh với dòng nham thạch.
Các nhà khoa học đã gọi Sao Kim là hành tinh chị em của Trái Đất bởi vì những sự tương đồng về kích thước, khối lượng, và mật độ, và họ đã suy luận rằng cả hai hành tinh này có chung một nguồn gốc, hình thành cùng một thời điểm cách đây khoảng 4,5 tỷ năm.
Sao Kim cũng là hành tinh mà trên đó phát hiện thấy các hiệu ứng nhà kính. Sao Kim được bao phủ bởi một bầu khí quyển ít thân thiện hơn nhiều so với bầu khí quyển của Trái Đất.
Nó bao gồm chủ yếu là các chất cácbon điôxít có thể tạo ra nhiệt độ bề mặt đủ nóng để làm tan chảy chì và áp suất bề mặt lớn hơn 90 lần so với áp suất bề mặt Trái Đất./.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
