Hành tinh thứ 9 có thực sự tồn tại trong Hệ Mặt trời?

Nhiều năm qua, các nhà thiên văn học liên tục tìm kiếm sự tồn tại của hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời. Nhưng kết quả nhận về đều dường như bằng 0.

Năm 2020, kiến thức thiên văn học của nhân loại chỉ mới dừng lại ở vùng xung quanh quỹ đạo sao Hải Vương, vì sao thứ 8 và xa nhất tính từ Mặt Trời trong Hệ Mặt trời.

Từ đó trở về sau, mọi thứ đều rất nhỏ và xa khiến quá trình nghiên cứu thiên văn gặp nhiều hạn chế, phần nào gây khó khăn cho công cuộc tìm ra hành tinh thứ 9 của các nhà thiên văn.

Hành tinh thứ 9 có thực sự tồn tại trong Hệ Mặt trời?
Vẫn còn nhiều bí ẩn ngoài vũ trụ đang chờ con người giải đáp. (Ảnh: Caltech/R. Hurt).

Bên cạnh sao Diêm Vương được phát hiện vào năm 1930, tầm hiểu biết của chúng ta thời bấy giờ về Hệ Mặt trời vẫn còn khá hạn hẹp.

Mãi đến năm 1992, khi các phi hành gia lần đầu tiên tìm ra vật thể vành đai Kuiper, một tàn dư bị đóng băng từ sự hình thành Hệ Mặt trời, đang xoay quanh Hệ Mặt trời như một hố đen ngoài sao Hải Vương, con người mới dần phát hiện nhiều vật thể ngoài không gian và bắt đầu nghiên cứu chúng.

Năm 2003, các nhà thiên văn học phát hiện Sedna, một vật thể xuyên biên giới cực đoan (eTNO). Tuy chỉ lớn gần một nửa sao Diêm Vương, Sedna có quỹ đạo lập dị với dao động từ 76 AU đến hơn 900 AU (đơn vị thiên văn được tính bằng khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất) trong suốt 11.000 năm, gấp đôi so với chiều dài lịch sử loài người.

Gần đây, các nhóm nghiên cứu thiên văn đã bắt đầu quan tâm đến eTNO. Cụ thể, 6 vật thể mới phát hiện đều có quỹ đạo hình elip và tất cả gộp chung lại với nhau.

Hãy thử tưởng tượng bạn nhặt một bông hoa bất kỳ từ một cánh đồng hoa. Như thường lệ, bạn vẫn nghĩ những cánh hoa sẽ được phân bố xung quanh, nhưng sẽ ra sao nếu chúng đều tụ lại một chỗ với nhau?

Hành tinh thứ 9 có thực sự tồn tại trong Hệ Mặt trời?
Quỹ đạo của Sedna kỳ lạ đến mức khó tin khi có thể di chuyển tự do mà không bị đẩy ra khỏi Hệ Mặt trời. (Ảnh: Wikipedia).

Điều tương tự cũng xảy ra với những eTNO. Thật vô lý khi nói rằng quỹ đạo của chúng gộp lại với nhau là sự tình cờ ngẫu nhiên. Để giải thích hợp lý cho hiện tượng này, giới khoa học nhận định đây có thể là dấu hiệu tồn tại của hành tinh thứ 9.

Trong quá khứ, vì không thể giải mã quỹ đạo của sao Thiên Vương, nhà thiên văn học đã tình cờ tìm ra sao Hải Vương. Tương tự, mối liên hệ giữa quỹ đạo của Sedna và các eNTO kỳ lạ có thể cho ra kết quả tương tự về sự tồn tại của hành tinh thứ 9.

Tuy nhiên, khi hành tinh thứ 9 bắt đầu được quan tâm rộng rãi trở thành một đề tài khoa học, chưa hề có hình ảnh hay dữ liệu nào ghi được sự có mặt của nó. Dù vậy, không ngoại trừ khả năng hành tinh thứ 9 có tồn tại ngoài kia nhưng vì ở rất xa Trái Đất nên chúng ta khó có thể phát hiện.

Mặt khác, một số nhà thiên văn học cho rằng các eNTO chẳng có gì đặc biệt. Chúng tùy thuộc vào cách các nhà khoa học thiết kế và tiến hành tìm ra. Họ có thể dễ dàng phát hiện nhiều eTNO vì chúng không bị che bởi những vật thể bí ẩn khác trong không gian. Do chưa thể nghiên cứu chi tiết, các nhà khoa học không thể giải thích chúng rõ ràng.

Hơn nữa, thật khó để chấp nhận sự tồn tại của hành tinh thứ 9 theo cách mà hiện giờ chúng ta đang hiểu về quá trình hình thành của Hệ Mặt trời. Tất nhiên, các nhà thiên văn học sẽ tiếp tục nghiên cứu và sắp xếp lại trật tự của Hệ Mặt trời khi tìm ra hành tinh mới, cũng như hành tinh thứ 9 vẫn còn là ẩn số chưa thể giải đáp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Buộc các tiểu hành tinh lại bằng dây để tránh va chạm với Trái đất

Buộc các tiểu hành tinh lại bằng dây để tránh va chạm với Trái đất

Hệ thống dây cáp trước đây vốn được sử dụng cho thang máy không gian, kết nối Mặt Trăng và Trái Đất, giờ đây có thể được dùng để buộc các tiểu hành tinh lại với nhau.

Đăng ngày: 25/06/2020
Tìm kiếm vật chất tối, các nhà khoa học vô tình phát hiện ra thứ có thể đảo lộn cả nền vật lý cơ bản

Tìm kiếm vật chất tối, các nhà khoa học vô tình phát hiện ra thứ có thể đảo lộn cả nền vật lý cơ bản

Những sai số trong thí nghiệm tìm kiếm vật chất tối mới đây có thể sẽ mở ra con đường mới cho vật lý hạt, nhưng cũng hoàn toàn có thể chỉ là các dị biệt thường thấy trong các thí nghiệm siêu chính xác này.

Đăng ngày: 25/06/2020
Các nhà khoa học phát hiện vụ sáp nhập giữa hố đen và vật thể bí ẩn

Các nhà khoa học phát hiện vụ sáp nhập giữa hố đen và vật thể bí ẩn

Các nhà vật lý thiên văn phát hiện tín hiệu sóng vô tuyến kỳ lạ nhất từ trước tới nay, phát ra từ quá trình sáp nhập giữa hố đen và một vật thể chưa xác định.

Đăng ngày: 25/06/2020
Elon Musk mời người dùng thử Internet vệ tinh

Elon Musk mời người dùng thử Internet vệ tinh

Công ty SpaceX của Elon Musk đang tìm người tham gia thử nghiệm dịch vụ Internet vệ tinh băng thông rộng Starlink của mình.

Đăng ngày: 24/06/2020
Trung Quốc hoàn tất triển khai hệ thống định vị toàn cầu

Trung Quốc hoàn tất triển khai hệ thống định vị toàn cầu

Ngày 23/6, Trung Quốc đã hoàn tất việc triển khai Hệ thống Định vị Bắc Đẩu (BDS) sau khi vệ tinh sau cùng của hệ thống được phóng vào quỹ đạo trong sáng cùng ngày.

Đăng ngày: 24/06/2020
Điều gì sẽ xảy ra với Trái đất nếu hiện tượng nhật thực toàn phần diễn ra hàng ngày?

Điều gì sẽ xảy ra với Trái đất nếu hiện tượng nhật thực toàn phần diễn ra hàng ngày?

Để trả lời cho câu hỏi đậm chất 'giả tưởng' này, kênh youtube nổi tiếng What If mới đây đã đăng tải một video mới, giải thích những tác động có thể xảy đến với Trái Đất khi hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra hàng ngày.

Đăng ngày: 23/06/2020
Bản đồ vũ trụ chứa hơn một triệu thiên thể

Bản đồ vũ trụ chứa hơn một triệu thiên thể

Kính viễn vọng tia X hoàn thành lượt khảo sát đầu tiên toàn bộ bầu trời, giúp các nhà nghiên cứu tạo ra bản đồ chi tiết của vũ trụ.

Đăng ngày: 23/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News