Hầu hết bệnh viêm họng không cần kháng sinh
Nhiều bệnh nhân viêm họng thường được các bác sĩ kê uống thuốc kháng sinh, nhưng cách chữa trị đó là không đúng, theo các chuyên gia Mỹ.
Trong các hướng dẫn mới công bố ngày 11/9, Hiệp hội Các bệnh truyền nhiễm Mỹ (IDSA) cho biết, hầu hết bệnh viêm họng do virus gây ra và thuốc kháng sinh không có tác dụng trong những trường hợp này.
IDSA khuyến cáo, mọi người chỉ nên dùng thuốc kháng sinh nếu bị viêm họng liên cầu khuẩn (do vi khuẩn streptococcus gây ra) và có xét nghiệm xác thực mắc căn bệnh đó.
Chỉ viêm họng do liên cầu khuẩn streptococcus gây ra mới cần chữa trị bằng thuốc kháng sinh.
Theo hướng dẫn của IDSA, những người có xét nghiệm dương tính với liên cầu khuẩn cần phải được chữa trị bằng thuốc penicillin hoặc amoxicillin nếu cần thiết. Cần phải tránh sử dụng các thuốc kháng sinh azithromycin và cephalosporin trong trường hợp này vì vi khuẩn streptococcus đang ngày càng có khả năng kháng cự lại những loại thuốc này.
Trang Live Science thống kê, khoảng 15 triệu người ở Mỹ tới thăm khám bác sĩ vì bệnh viêm họng mỗi năm và có tới 70% trong số họ được kê dùng thuốc kháng sinh, dù trong thực tế, số người bị viêm họng do liên cầu khuẩn chiếm tỉ lệ nhỏ hơn rất nhiều: khoảng 20% - 30% trẻ em và 5% - 15% người lớn.
Các chuyên gia của IDSA khẳng định, trẻ em và người lớn không cần phải xét nghiệm viêm họng liên cầu khuẩn nếu họ bị ho, chảy nước mũi, khàn giọng hoặc đau miệng - những dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy việc viêm họng do virus.
Viêm họng nhiều khả năng do liên cầu khuẩn streptococcus gây ra nếu cơn đau xuất hiện đột ngột kèm cảm giác đau khi nuốt và người bệnh bị sốt mà không có các triệu chứng của cảm cúm thông thường.
Hướng dẫn của IDSA cho biết thêm rằng, trẻ em dưới 3 tuổi thường không bị viêm họng do liên cầu khuẩn streptococcus. Các IDSA cũng đề xuất không nên cắt amiđan cho trẻ em liên tục bị viêm họng, ngoại trừ những trường hợp vô cùng đặc biệt, ví dụ như đứa trẻ bị nghẽn đường thở, vì rủi ro từ việc phẫu thuật nhìn chung nhiều hơn lợi ích của nó mang lại.
IDSA nhấn mạnh, các hướng dẫn của họ không nhằm thay thế chẩn đoán của bác sĩ mà muốn hỗ trợ quá trình thăm khám bệnh và quyết định cách chữa bệnh của các chuyên gia y tế tùy theo từng trường hợp cụ thể của bệnh nhân.

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người
Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Con cái “giống” bố hay mẹ?
Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Cẩm nang đặc biệt giúp giữ ấm khi đi chơi tuyết
Sapa đang vào những ngày nhiệt độ giảm cực mạnh, băng tuyết xuất hiện đã trở thành hiện tượng kỳ thú và hấp dẫn.
