Hậu quả những vệt trắng do máy bay để lại trên trời

Những vệt trắng do quá trình bay để lại trên bầu trời sẽ khiến tình trạng ấm lên toàn cầu của thế giới tăng gấp 3 lần vào năm 2050.

Ngành hàng không từ lâu đã bị chỉ trích vì những tác động tiêu cực đến môi trường, đặc biệt là lượng phát thải carbon góp phần làm trầm trọng tình hình ấm lên toàn cầu của thế giới.

Tuy nhiên, ít người biết rằng vệt trắng khi bay trên bầu trời, "sản phẩm" phụ khác của máy bay mới là tác nhân nghiêm trọng nhất gây tác động tiêu cực với bầu khí quyển, theo Science.

Các vệt trắng này đơn giản là kết quả của sự ngưng tụ hơi nước. Trong chuyến bay, động cơ máy bay xả ra hơi nước vào không khí lạnh, khiến hơi nước ngưng tụ. Hiện tượng này tương tự với việc bạn có thể nhìn thấy hơi thở của mình trong thời tiết lạnh.

Hậu quả những vệt trắng do máy bay để lại trên trời
Vệt trắng máy bay để lại khi bay. (Ảnh: Getty Images).

Tuy nhiên, không giống như những đám mây ở tầng thấp có tác dụng làm mát, những đám mây hình thành từ vệt trắng này làm biến đổi khí hậu. Tác động này được dự đoán sẽ trở nên tồi tệ hơn khi lưu lượng các chuyến bay ngày càng tăng lên. Một số ước tính đến năm 2050, lưu lượng hàng không toàn cầu sẽ tăng gấp 4 lần.

Science dẫn một nghiên cứu năm 2011 cho thấy những vệt trắng này góp phần vào sự ấm lên toàn cầu của thế giới nhiều hơn toàn bộ lượng khí thải carbon do máy bay tạo ra.

Nhằm khám phá những vệt trắng khi bay có thể ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu trong tương lai, nhà vật lý khí quyển Ulrike Burkhardt cùng các đồng sự đã tạo ra một mô hình khí quyển mới.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu sẽ tạo ra mô hình tầng khí quyển tạo thành từ những vệt trắng, tách biệt hoàn toàn với các đám mây hình thành tự nhiên.

Mục đích của thí nghiệm nhằm mô hình hóa những tác động đặc biệt từ các đám mây hình thành do con người tạo ra đã ảnh hưởng thế nào đến mọi thứ từ sự hình thành cho đến cách chúng tương tác với phần còn lại của bầu khí quyển.

Hậu quả những vệt trắng do máy bay để lại trên trời
Quá trình ngưng tụ hơi nước của máy bay tạo nên vệt trắng khi bay. (Ảnh: Daily Mail).

Dữ liệu được dựa trên các đám mây được tạo thành từ vệt trắng khi bay năm 2006. Nhóm của Burkhardt dựa vào các con số này để dự đoán về lưu lượng không khí và lượng khí thải trong tương lai, từ đó tạo nên mô hình hiệu ứng của các đám mây vệt trắng cho năm 2050. Kết quả, tình hình ấm lên toàn cầu của thế giới vào năm 2050 cao gấp 3 lần so với năm 2006.

Bernd Karcher, nhà vật lý đóng vai trò đồng tác giả nghiên cứu năm 2011, cho biết báo cáo này là một trong những mô hình đầu tiên đưa ra dự đoán chi tiết về cách những đám mây đặc biệt ảnh hưởng đến khí hậu trong tương lai. Ông cũng nhấn mạnh việc phân loại mây tự nhiên và mây được tạo thành từ khí thải là bước đột phá trong mô hình dự đoán tình hình ấm lên toàn cầu của thế giới.

Các nhà nghiên cứu cũng thử nghiệm kịch bản giảm 50% lượng muội than trên máy bay vào năm 2050. Kết quả thử nghiệm rất khả quan khi giảm được 15% hiệu ứng ấm lên trong khí quyển của các đám mây hình thành từ vệt trắng.

Tuy nhiên, Burkhardt cũng nói thêm ngay cả kịch bản giảm 90% lượng khí thải từ nguồn nhiên liệu bay sạch hơn cũng sẽ không thể đưa tác động khí hậu của đám mây trở lại mức năm 2006. Một giải pháp khác được ra là định tuyến lại các chuyến bay. Tuy nhiên, việc định tuyến lại như vậy có thể buộc máy bay phải đốt nhiều nhiên liệu hơn và thải ra nhiều khí carbon hơn.

Hậu quả những vệt trắng do máy bay để lại trên trời
Chỉ cần 2% các chuyến bay thấp hơn 610m sẽ giúp cắt giảm tác động khí hậu lên tới 59%. (Ảnh: Getty Images).

Marc Stettler, nhà nghiên cứu từ trường Cao đẳng Hoàng gia Anh cũng đồng ý với giả thuyết này. Ông đưa ra giải pháp chuyển hướng 2% các chuyến bay thấp hơn 610 m sẽ giúp cắt giảm tác động khí hậu lên tới 59%.

“Phương pháp này là cách nhanh chóng nhất mà ngành hàng không có thể áp dụng để giải quyết tác động của máy bay đối với khí hậu. Không giống như CO2 tồn tại rất lâu ngoài môi trường, các vệt trắng chỉ gây tác hại trong thời gian ngắn ngủi sau khi chúng xuất hiện", Stettler nói.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nghiên cứu nhận định nắng nóng khắc nghiệt sẽ là xu hướng chung tại châu Âu đến năm 2030

Nghiên cứu nhận định nắng nóng khắc nghiệt sẽ là xu hướng chung tại châu Âu đến năm 2030

Từ nay đến năm 2030, nắng nóng khắc nghiệt sẽ là xu hướng chung tại châu Âu vào những mùa hè tới.

Đăng ngày: 30/08/2022
“Dải khăn” màu cầu vồng bí ẩn vắt ngang bầu trời ở Trung Quốc, đây là hiện tượng gì?

“Dải khăn” màu cầu vồng bí ẩn vắt ngang bầu trời ở Trung Quốc, đây là hiện tượng gì?

Người dân địa phương đã rất bất ngờ khi nhìn thấy trên bầu trời là một… thứ gì đó giống như cầu vồng nhưng không phải cầu vồng.

Đăng ngày: 30/08/2022
Chile cảnh báo khu vực xung quanh “hố tử thần” khổng lồ có nguy cơ cao tiếp tục sụt lún

Chile cảnh báo khu vực xung quanh “hố tử thần” khổng lồ có nguy cơ cao tiếp tục sụt lún

Chile cảnh báo, khu vực xung quanh mỏ đồng nơi bất ngờ xuất hiện " hố tử thần" khổng lồ có nguy cơ tiếp tục sụp đổ cao và đã thiết lập vành đai an ninh ở đây.

Đăng ngày: 30/08/2022
Xuất hiện

Xuất hiện "băng thây ma" đe dọa nhấn chìm nhiều thành phố

Nghiên cứu mới cho thấy những tảng băng thây ma - một loại băng đã chết, không thể vãn hồi - đang ngập tràn Greenland.

Đăng ngày: 30/08/2022
Nắng nóng kỷ lục, Trung Quốc rải hóa chất gieo mưa nhân tạo

Nắng nóng kỷ lục, Trung Quốc rải hóa chất gieo mưa nhân tạo

Để giải quyết tình trạng hạn hán kéo dài, Trung Quốc đã điều động máy bay không người lái khổng lồ để để gieo mưa nhân tạo ở Tứ Xuyên.

Đăng ngày: 30/08/2022
Thảm họa hơn 1.000 người chết khiến Pakistan cầu cứu thế giới

Thảm họa hơn 1.000 người chết khiến Pakistan cầu cứu thế giới

Lũ quét do mưa trút nước trên phần lớn lãnh thổ Pakistan đã khiến hơn 1.000 người thiệt mạng, hàng nghìn người bị thương và hàng chục nghìn người phải di dời.

Đăng ngày: 29/08/2022
Ethanol có thể là giải pháp cứu vãn mùa màng trong hạn hán

Ethanol có thể là giải pháp cứu vãn mùa màng trong hạn hán

Một nghiên cứu mới đây chỉ ra chất ethanol - hợp chất có trong bia, rượu - có thể giúp cây cối sống sót trong thời kỳ hạn hán, ít nhất 2 tuần mà không cần nước.

Đăng ngày: 29/08/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News