Hay cảm thấy điều này, bạn có thể mang dòng máu khác loài
Một nghiên cứu dựa trên 7.000 người Mỹ đã tìm ra dấu vết của những cuộc hôn nhân dị chủng giữa tổ tiên Homo sapiens với một dòng dõi cổ xưa đã tuyệt chủng, cùng chi nhưng khác loài.
Nghiên cứu vừa được công bố hôm 10-10 trên tạp chí khoa học Commucations Biology, tập trung vào 3 phiên bản của gene SCN9A, đã chứng minh những người có mức độ nhạy cảm cao với cơn đau rất có thể mang dòng máu của người Neanderthals đã tuyệt chủng hơn 30.000 năm trước.
Một phụ nữ hiện đại chiêm ngưỡng tượng sáp một người đàn ông Neanderthals tại bảo tàng - (Ảnh: PA).
Như đã biết, toàn bộ nhân loại ngày nay thuộc về một loài người duy nhất là "người tinh khôn" Homo sapiens, loài "sinh sau đẻ muộn" của chi Homo (chi Người).
Người Neanderthals là một loài khác của chi Homo, mà một số bằng chứng hóa thạch lẫn bằng chứng DNA cho thấy đã xảy ra giao phối dị chủng với người Homo sapiens trước khi họ tuyệt chủng, để lại nhiều người "con lai".
Tìm kiếm những người con cháu "lai" mang dòng máu Neanderthals hay các loài tuyệt chủng khác có ý nghĩa lớn trong y khoa. Bởi những người "không thuần chủng" này có thể phản ứng khác nhau với bệnh tật và các tác động bên ngoài khác, khi so sánh với người Homo sapiens 100%.
Trong nghiên cứu mới, nhóm tác giả dẫn đầu bởi nhà di truyền học Pierre Faux từ Viện Nông nghiệp, thực phẩm và môi trường Quốc gia Pháp chứng minh người có bất kỳ biến thể nào trong 3 biến thể của gene SCN9A đều nhạy cảm đặc biệt so với Homo sapiens "thuần chủng".
Đó là thứ có nhiệm vụ mã hóa một loại protein đưa natri vào tế bào và giúp các dây thần kinh phát hiện tín hiệu cơn đau. Nếu mang các "biến thể Neanderthals", cảm giác đau người đó nhận được sẽ đặc biệt mạnh mẽ, từ việc bị vật sắc nhọn đâm vào đến nhạy cảm với nhiệt, áp lực...
7.000 người được xem xét trong nghiên cứu là người Mỹ Latin, trong đó tỉ lệ người Mỹ bản địa có dòng máu Neanderthals được phát hiện là phổ biến hơn.
Trước đó, một số nghiên cứu đã chứng minh dòng máu khác loài của người Neanderthals giúp một số người Âu - Mỹ có phản ứng nhạy cảm hơn hoặc kém đối với một số mầm bệnh, bao gồm HIV, COVID-19.
Một nghiên cứu còn cho thấy phụ nữ châu Âu có dòng máu khác loài Neanderthals được hưởng món quà vô giá là khả năng trải qua các cuộc sinh nở dễ dàng, ít biến chứng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Phát hiện hóa thạch loài thú cổ trong hang động ở Vịnh Hạ Long
Đây là loài thú có vú, chiều dài đoán định khoảng hơn 1m, có tuổi khoảng 10.000 năm trở lại đây.
