Hé lộ cách "dạy con" độc đáo của cây cối

Bất chấp vẻ ngoài dường như bất động, cây cối vẫn thể hiện vai trò làm cha, làm mẹ đối với con cái của chúng, theo một nghiên cứu mới.

Các nhà nghiên cứu phát hiện, cây cối luôn "dạy" các hạt giống của chúng về sự thay đổi của các mùa trong năm, giúp chúng nảy mầm vào thời điểm hoàn hảo. Sử dụng một cây ra hoa, họ đã chứng minh, cây "mẹ" cảm nhận sự thay đổi của nhiệt độ và sử dụng thông tin này để hình thành ký ức dài hạn, truyền lại cho con cái của chúng.

Theo báo cáo nghiên cứu, các nhà khoa học khám phá ra rằng, khi cây Arabidopsis thaliana trải nghiệm nhiệt độ ấm áp hơn, nó sản sinh ra nhiều protein có tên gọi FT hơn. Protein FT kìm hãm việc sản sinh tannin trong các quả của cây, khiến lớp vỏ các hạt của nó mỏng hơn và dễ xuyên thấu qua hơn. Điều này đồng nghĩa, các hạt có khả năng nảy mầm nhanh chóng hơn.


Cây Arabidopsis thaliana

Ngược lại, nếu cây mẹ trải nghiệm mức nhiệt mộ dịu mát hơn trước khi ra hoa, nó sản sinh ra ít protein FT hơn và nhiều chất tannin hơn. Lớp vỏ hạt của nó do đó cũng sẽ dày hơn, khó xuyên thấu hơn và sẽ nảy mầm chậm hơn.

Bằng cách này, cây mẹ có thể thao túng quá trình nảy mầm của hạt tới thời điểm tối ưu trong năm.

Các chuyên gia cho biết, protein FT tác động đến thời điểm một cây ra hoa, phụ thuộc vào độ dài của ngày. Nghiên cứu cũng hé lộ, ảnh hưởng của protein này lên quá trình ngủ đông của hạt hoàn toàn riêng rẽ với tác động của nó đến thời điểm cây ra hoa.

"Thông qua sự hiểu biết này về cách cây mẹ sử dụng thông tin nhiệt độ để tác động đến sức sống các hạt của nó, chúng ta có thể bắt đầu phát triển những chiến lược gây giống hạt có khả năng chống chịu tốt hơn trước tình trạng biến đổi khí hậu như hiện nay.

Công trình này chứng tỏ tầm quan trọng của các điều kiện phát triển khắp chu kỳ sống của cây. Xét về các cây trồng, nó làm nổi bật việc các điều kiện bất lợi của môi trường có thể tác động tiêu cực đến chất lượng hạt mầm như thế nào", chuyên gia Steven Penfield đến từ Trung tâm John Innes (Norwich, Anh), người đứng đầu nghiên cứu nhấn mạnh.

Tham khảo: Daily Mail.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Đăng ngày: 19/04/2025
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Các loài côn trùng

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy

Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News