Hệ miễn dịch tấn công virus như thế nào?

Hệ miễn dịch là bộ phận đặc biệt phức tạp có ở mọi nơi trong cơ thể để chống lại sự xâm nhập của kẻ ngoại lai như: virus, vi khuẩn, nấm gây bệnh... Không có hệ miễn dịch, chúng ta chết trong vòng vài tuần.

Cả thế giới đang khẩn cấp chống lại dịch bệnh Covid-19 bằng nhiều phương pháp: cách ly người bệnh, tránh tụ tập đám đông, rửa tay nhiều lần, súc miệng, họng bằng nước sát trùng, đeo khẩu trang và nâng cao hệ miễn dịch. Tại sao hệ miễn dịch lại quan trọng như vậy?
Cùng tìm hiểu cơ chế chống virus của hệ miễn dịch, áo giáp phòng bệnh của cơ thể con người.

Nếu không có hệ miễn dịch?

Hệ miễn dịch là bộ phận đặc biệt phức tạp có ở mọi nơi trong cơ thể để chống lại sự xâm nhập của kẻ ngoại lai như: virus, vi khuẩn, nấm gây bệnh... Không có hệ miễn dịch, chúng ta chết trong vòng vài tuần vì trên 1 cm2 bề mặt da đã có hàng chục nghìn vi sinh vật sẵn sàng tấn công cơ thể bất kỳ lúc nào.

Cứ 100.000 trẻ thì có 1 bé sinh ra không có hệ miễn dịch và phải sống cả đời trong môi trường vô trùng. Bệnh nhân AIDS bị virus HIV phá hỏng hệ miễn dịch cũng dễ chết vì các bệnh truyền nhiễm khác. Ngoài nhiệm vụ bảo vệ bên ngoài, hệ miễn dịch còn sàng lọc tế bào đột biến bất thường bên trong cơ thể có khả năng gây ung thư để tiêu diệt trước khi chúng gây bệnh.

Hệ miễn dịch tấn công virus như thế nào?
Hãy củng cố hệ miễn dịch để phòng và vượt qua dịch bệnh. (Ảnh minh họa: Shutterstock).

Chúng ta một phần nhận được hệ miễn dịch từ mẹ khi sinh ra gọi là hệ miễn dịch bẩm sinh, phần còn lại chúng ta phải tự hoàn thiện trong quá trình phát triển gọi là hệ miễn dịch thu được.
Khi sinh ra, chúng ta được trang bị lớp da, màng niêm mạc: miệng, họng, khí quản, dạ dày, ruột, hệ bài tiết… như biên giới để chặn vi sinh muốn xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, trong hệ miễn dịch bẩm sinh còn có các thực bào (tế bào bạch cầu) - tế bào sát thủ tự nhiên để tiêu diệt các mầm bệnh nếu chúng vượt qua biên giới đầu tiên.

Hệ miễn dịch bẩm sinh phản ứng nhanh, giúp chúng ta chống lại các mầm bệnh cơ bản, nhưng không chống lại các tác nhân phức tạp và không có tính chất ghi nhớ. Lúc này, chúng ta cần đến hệ miễn dịch thu được - hệ thống cao cấp hơn bao gồm các tế bào lympho B và T phân tích cấu trúc vi sinh vật và tạo kháng thể, được xem như vũ khí đặc hiệu có tác dụng riêng cho từng loại virus, vi khuẩn. Sau khi tiêu diệt kẻ thù, chúng ghi nhớ thông tin để nếu mầm bệnh này lần sau tấn công sẽ có ngay vũ khí để sử dụng.

Sự xâm nhập của virus

Khi virus tấn công vào cơ thể, trước tiên chúng phải vượt qua lớp màng bảo vệ đầu tiên: da, niêm mạc ở mũi, miệng hay ruột, sau đó tấn công vào tế bào. Virus có thụ thể được xem như chìa khóa mở cánh cổng lớp màng tế bào để chui vào đó. Chúng bắt tế bào phải sản xuất theo mã di truyền của chúng và nhân bản lên hàng nghìn hàng triệu lần. Cho đến khi vỡ tung tế bào, hàng triệu virus lại tiếp tục lan sang tấn công các tế bào khác.

Virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào chủ bằng liên kết protein S (chìa khóa) trên bề mặt virus với thụ thể ACE2 (ổ khóa) trên bề mặt tế bào. Ngoài phổi, ACE2 còn nằm trong các mô khác bao gồm tim, gan, thận và các cơ quan tiêu hóa. Vì vậy, những bệnh nhân mắc virus này ngoài khó thở do tổn thương phổi còn bị biến chứng như tổn thương cơ tim cấp tính gây rối loạn nhịp tim, suy thận cấp, đi ngoài, sốc và tử vong do hội chứng rối loạn đa chức năng. Càng nguy hiểm hơn đối với bệnh nhân đã có bệnh nền mạn tính: tim mạch, tiểu đường…

Hoạt động của hệ miễn dịch

Khi virus xâm nhập cơ thể, các "anh lính" là thực bào lao đến tấn công “ăn thịt” virus, đồng thời gửi cảnh báo thông tin đến toàn hệ miễn dịch là có kẻ thù xâm nhập. Các "anh lính" này dồn về đóng quân tại các căn cứ gần quân địch nhất đó là các hạch bạch huyết (nằm ở mang tai, cổ, nách, bẹn). Vì vậy chúng ta thấy khi có tác nhân lạ gây viêm nhiễm thì các hạch này sẽ sưng to lên.

Vì số lượng hạn chế nên các thực bào không thể nào tiêu diệt kịp virus nhân bản quá nhanh, nên chúng phát động viêm gây sốt. Đây là đòn đánh thông minh vì nhiệt độ cao sẽ làm virus nhân bản chậm hơn để hệ miễn dịch tìm cách đối phó, thường phải mất một tuần. Tuy nhiên, trong trường hợp virus Corona, do hệ miễn dịch phản ứng thái quá dẫn đến sốt quá cao (40 độ C) gây tổn thương các mô khác, vì vậy cần chú ý hạ sốt cho người bệnh.

Thông tin virus được "anh lính thông tin" là tế bào tua mang xác virus về doanh trại ở các hạch để cấp trên là tế bào lympho B và T phân tích tìm chiến lược phù hợp.

Hai "vị tướng" này sẽ thử các loại vũ khí có khả năng gắn kết vào lớp ngoài của virus. Khi tìm được vũ khí phù hợp (kháng thể) thì tế bào B sẽ sản xuất hàng loạt và gửi nó đi khắp nơi trong cơ thể.

Các virus ngay lập tức bị vũ khí kháng thể này bám chặt vào bề mặt và vô hiệu hóa, không cho xâm nhập vào các tế bào khác. Các kháng thể này còn là vật chỉ điểm virus để các thực bào lao đến tấn công. Những tế bào nào đã nhiễm virus bên trong thì sẽ bị tế bào T và tế bào sát thủ tự nhiên NK tìm đến tiêu diệt, hy sinh cả quân mình để diệt địch.

Sau một tuần nhiễm bệnh sốt và mệt mỏi, người bệnh phục hồi do hệ miễn dịch đã hoàn thiện tạo kháng thể để chống lại virus. Thông tin về kháng thể sẽ được lưu trữ để những lần sau nếu virus này xâm nhập thì cơ thể có ngay vũ khí chống lại mà không phải chờ lâu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
8 thực phẩm tàn phá xương từng ngày, khiến nhiều người chưa già đã đau lưng, mỏi gối

8 thực phẩm tàn phá xương từng ngày, khiến nhiều người chưa già đã đau lưng, mỏi gối

Xương ngày càng suy yếu cũng có liên quan liên quan lớn đến chế độ ăn uống. Theo các chuyên gia, 8 loại thực phẩm phổ biến sau đây là “thủ phạm” gây hại cho xương.

Đăng ngày: 25/03/2020
Thiền định hàng ngày có thể làm chậm lão hóa não

Thiền định hàng ngày có thể làm chậm lão hóa não

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Wisconsin-Madison và Trường Y Harvard đã tìm thấy bằng chứng cho thấy thiền hàng ngày có thể làm chậm quá trình lão hóa não.

Đăng ngày: 25/03/2020
Vì sao nhiều người thức giấc lúc nửa đêm?

Vì sao nhiều người thức giấc lúc nửa đêm?

Không uống cà phê, dùng chất kích thích trước khi ngủ, ăn uống, sinh hoạt hoàn toàn lành mạnh, nhưng nhiều người lại luôn tỉnh táo vào lúc nửa đêm.

Đăng ngày: 24/03/2020
Lây nhiễm chéo là gì?

Lây nhiễm chéo là gì?

Lây nhiễm chéo là sự lây truyền của vi sinh vật có hại (thường là vi khuẩn và virus) giữa người với người, từ các dụng cụ thiết bị sang người hoặc có thể xảy ra bên trong cơ thể.

Đăng ngày: 24/03/2020
Cách ly y tế là gì? Có những hình thức cách ly nào?

Cách ly y tế là gì? Có những hình thức cách ly nào?

Cách ly y tế là việc tách riêng người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm hoặc vật có khả năng mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhằm hạn chế sự lây truyền bệnh.

Đăng ngày: 24/03/2020
Nhiệt độ bao nhiêu trở lên thì coi là sốt?

Nhiệt độ bao nhiêu trở lên thì coi là sốt?

Sốt là khi có sự tăng nhiệt độ cơ thể tạm thời do phản ứng lại với bệnh.

Đăng ngày: 24/03/2020
Mùa Covid-19, những người này dễ chết vì... nhồi máu cơ tim

Mùa Covid-19, những người này dễ chết vì... nhồi máu cơ tim

Nghiên cứu mới của Mỹ cho thấy dịch Covid-19 còn có thể gây những tác hại gián tiếp lên các căn bệnh khác nếu chúng ta không có biện pháp quản lý căng thẳng tốt.

Đăng ngày: 23/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News