Hệ thống chỉ số tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất
Các nhà thiên văn đã phát triển hệ thống chỉ số về các yếu tố của một hành tinh, giúp đánh giá và phân loại về tiềm năng có sự sống ở đó.
Hệ số giúp tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất
Việc tìm thấy nước mặn chảy trên bề mặt sao Hỏa là một phát hiện lớn, làm thay đổi triển vọng tìm kiếm sự sống trên hành tinh đỏ. Nó cũng cho biết về tình trạng của nước ở đây, yếu tố mà con người cần tìm hiểu nhiều nhất nếu muốn di cư đến hành tinh khác, theo Science Alert.
Với hệ thống chỉ số mới được công bố, không chỉ sao Hỏa, con người sẽ biết nên ưu tiên tìm kiếm sự sống trên hành tinh nào trong vũ trụ, giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và kinh phí.
"Về cơ bản, chúng tôi phát minh ra một cách dùng tất cả các dữ liệu quan sát được để phát triển một hệ thống ưu tiên", giáo sư thiên văn học Rory Barnes, hiện đang làm việc tại phòng thí nghiệm hành tinh ảo, Đại học Washington, cho hay.
Xếp hạng các hành tinh trên tiêu chí khả năng có sự sống. (Ảnh: Science Alert).
"Trong tương lai, nếu chúng ta có khả năng nghiên cứu hàng trăm hành tinh, công nghệ này sẽ giúp chỉ ra đâu là nơi cần ưu tiên trước nhất".
Hiện các nhà khoa học chủ yếu dựa vào "vùng có thể sống được" (vùng Goldilocks) của một ngôi sao để xác định hành tinh quay quanh ngôi sao đó có ở khoảng cách vừa phải để áp suất khí quyển có thể giữ được nước trên bề mặt hành tinh hay không – nghĩa là có tiềm năng sự sống cao. Hệ thống chỉ số mới sẽ giúp các nhà khoa học nghiên cứu sâu hơn về các yếu tố của sự sống bên trong vùng đó.
"Bước tiến này sẽ giúp chúng ta vượt ra ngoài khái niệm vùng có sự sống hai chiều, tạo ra một hệ thống linh hoạt, bao gồm các đặc tính có thể quan sát được, và các yếu tố ảnh hưởng tới sự sống trên một hành tinh", đồng tác giả Victoria Meadows cho biết.
Hệ thống chỉ số sẽ đánh giá độ cứng của bề mặt một hành tinh và "độ giảm phản xạ lệch tâm", thể hiện khả năng phản xạ ánh sáng mà hành tinh nhận được từ ngôi sao cũng như năng lượng mà nó nhận được. Theo các nhà khoa học, khi một hành tinh có được một sự cân bằng nhất định giữa năng lượng nhận được và mất đi này, nó sẽ có những điều kiện phù hợp cho sự sống phát triển.
Các ứng cử viên hành tinh có sự sống sáng giá cho các cuộc thám hiểm vũ trụ tương lai, cần phải giữ lại được phần năng lượng tương đương 60 – 90 phần trăm lượng bức xạ mà Trái Đất nhận từ Mặt Trời, nghiên cứu chỉ ra.
"Hệ thống chỉ số này là một bước tiến lớn, nhưng nó không hề khác biệt hay mâu thuẫn với vùng Goldilocks", Barne cho biết. Nghiên cứu đã được đăng trên số tháng 10 của tạp chí Vật lý thiên văn.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
