Hệ thống phát hiện virus máy tính không sử dụng phần mềm
Hệ thống mới giúp phát hiện dấu hiệu sóng điện từ của nhiều loại virus.
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Máy tính và Hệ thống Ngẫu nhiên đã xây dựng một hệ thống phát hiện virus sử dụng Raspberry Pi không dựa trên phần mềm. Raspberry Pi bao gồm một đầu dò trường H và một dao động ký. Dao động ký là một loại thiết bị thử nghiệm điện tử dùng để hiển thị dạng tín hiệu đưa vào cần quan sát theo tín hiệu khác hay theo thời gian.
Raspberry Pi không dễ bị ảnh hưởng bởi các kỹ thuật làm nhiễu loạn được phát triển bởi tin tặc.
Hệ thống mới giúp phát hiện dấu hiệu sóng điện từ của nhiều loại virus. Nhóm đã trình bày hệ thống và kết quả thử nghiệm tại Hội nghị ứng dụng bảo mật máy tính hàng năm của ACM Machinery vào tháng 12/2021. Công trình nghiên cứu đã được xuất bản trên trang Bài báo nghiên cứu của ACM.
Ý tưởng đằng sau hệ thống mới là phần mềm đang chạy sẽ tạo ra sóng điện từ. Mỗi phần mềm tạo ra các mẫu sóng độc đáo của riêng nó do cách thực thi mã. Các nhà nghiên cứu đã tận dụng kiến thức này và bắt đầu sử dụng đầu dò trường H.
Từ đó, nắm bắt các mẫu sóng của những loại virus máy tính đã biết đang chạy trên nhiều thiết bị khác nhau. Sau đó, các nhà nghiên cứu quan sát kết quả trên dao động ký.
Các nhà khoa học đã phát hiện những mẫu dao động ký dành riêng cho từng virus riêng lẻ. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng thông tin đó để lập trình Raspberry Pi nhằm xác định dữ liệu từ để nhận dạng các mẫu sóng virus đã biết. Các nhà khoa học mong muốn có thể sử dụng hệ thống này như một bộ phát hiện virus.
Để xác định xem virus có đang chạy trên máy tính, thiết bị IoT (có khả năng kết nối Internet) hoặc điện thoại thông minh hay không, người dùng đặt đầu dò trường H đủ gần thiết bị. Nhờ đó, có thể phát hiện các sóng điện từ được tạo ra.
Sau đó, Raspberry Pi sẽ báo cáo về việc liệu có tìm thấy bất kỳ loại virus nào hay không. Nếu phát hiện virus, hệ thống sẽ cho biết đó là loại nào. Thử nghiệm cho thấy, hệ thống có khả năng phát hiện 99,82% phần mềm độc hại thông thường, cùng với một loại virus lành tính.
Các nhà khoa học cho biết, hệ thống này không yêu cầu cài đặt phần mềm trên thiết bị đang được kiểm tra. Bởi, việc phát hiện virus được thực hiện bằng hệ thống bên ngoài.
Bên cạnh đó, Raspberry Pi cũng có lợi thế khi không dễ bị ảnh hưởng bởi các kỹ thuật làm nhiễu loạn được phát triển bởi tin tặc, nhằm che giấu sự hiện diện của virus.
Một hệ thống như vậy không có khả năng được bán cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, rất có thể Raspberry Pi sẽ được sử dụng cho các ứng dụng hoặc máy chủ lớn.

Nhật Bản mất 77 TB dữ liệu vì siêu máy tính gặp sự cố trong quá trình sao lưu thông thường
Siêu máy tính có tốc độ rất nhanh, lưu trữ được rất nhiều, nhưng khi xảy ra sự cố thì hậu quả để lại cũng rất lớn.

Cách kiểm tra sức khỏe pin trên Android
Thời lượng pin là điều mà hầu hết mọi người đều nghĩ đến đối với nhiều thiết bị, nhưng sức khỏe pin của chúng thì sao?

Trung Quốc tuyên bố vượt mốc 1,3 triệu trạm gốc 5G
Trung Quốc đang nỗ lực mở rộng vùng phủ sóng mạng 5G với mục tiêu đạt 560 triệu người dùng vào năm 2023.

Mã độc khét tiếng Emotet đã trở lại
Các chuyên gia an ninh mạng đã đưa ra cảnh báo cho biết, mã độc botnet Emotet khét tiếng đã có dấu hiệu quay trở lại và có khả năng gây ra những tác hại tồi tệ

Top 6 cách làm giảm tiếng lách cách khó chịu của bàn phím cơ
Bạn thích cảm giác gõ máy tính với bàn phím cơ, nhưng lại không thích tiếng lách cách của nó? Hãy thử ngay 6 mẹo dưới đây để giúp giảm tiếng ồn của bàn phím cơ.

Wi-Fi trong tương lai sẽ phủ sóng 1km
Tiêu chuẩn Wi-Fi mới mang tên HaLow giúp thiết bị thông minh truyền tín hiệu ở khoảng cách xa nhưng tiết kiệm năng lượng hơn.
