Hệ thống rải cáp quang ở vực thẳm sâu nhất thế giới
Hệ thống tời kéo cáp quang Haiwei GD11000 có thể triển khai dây cáp ở độ sâu tối đa hơn 11.000m.
Trung Quốc chế tạo cỗ máy đầu tiên trên thế giới có thể rải cáp dưới biển ở vực thẳm Challenger, nơi sâu nhất được biết đến trên Trái đất. Nằm ở đầu phía nam của rãnh đại dương Mariana tại khu vực tây Thái Bình Dương, vực thẳm Challenger có độ sâu tối đa gần 11.000m dưới mực nước biển. Tuy nhiên, độ sâu này vẫn nằm trong phạm vi hoạt động của hệ thống tời kéo cáp quang siêu sâu mới của Trung Quốc mang tên Haiwei GD11000, MSN hôm 25/11 đưa tin.
Hệ thống tời kéo cáp quang do Đại học Hàng hải Đại Liên phát triển. (Ảnh: Đại học Hàng hải Đại Liên)
Đồng phát triển bởi Đại học Hàng hải Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh cùng một số công ty máy móc và khoa học công nghệ trong nước, Haiwei GD11000 có thể triển khai dây cáp tới độ sâu tối đa trên 11.000m. Li Wenhua, giáo sư ở trường kỹ thuật hàng hải thuộc trường đại học kiêm giám đốc khoa học của dự án, cho biết Haiwei GD11000 có thể thực hiện nghiên cứu khoa học dưới biển ở độ sâu tối đa của mọi đại dương trên thế giới. Kỷ lục trước đây dành cho cáp dưới biển sâu nhất thế giới thuộc về nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ lắp đặt cáp Prysmian của Italy. Hồi tháng 7, công ty này thông báo đã hoàn thành lắp đặt cáp dưới biển ở độ sâu 2.150 m.
Được mô tả là hệ thống tời kéo cáp quang siêu sâu duy nhất trên thế giới, Haiwei GD11000 được phát triển hoàn toàn độc lập và đã chứng minh đầy đủ khả năng nghiên cứu đại dương ở độ sâu lớn sau khi hoàn thành chuyến khảo sát đầu tiên gần đây tại Biển Đông. Trong chuyến đi hồi tháng 10, hệ thống đã thực hiện hai hoạt động kéo ở độ sâu hơn 4.000m với chiều dài triển khai cáp tối đa là 11.228,7m.
Haiwei GD11000 cũng thể hiện khả năng sử dụng robot dưới nước điều khiển bằng dây cáp để quan sát đáy biển, đặt mốc đánh dấu và lấy mẫu vật. Hệ thống tời kéo cáp quang này được thiết kế để triển khai, thu hồi và kéo những thiết bị lớn đóng vai trò chủ chốt trong thăm dò và phát triển tài nguyên dưới biển sâu.
Li cho biết Haiwei GD11000 có tải trọng hoạt động an toàn hơn 15 tấn và tốc độ lên tới 120 m/phút. Nó cũng siêu mỏng với đường kính cáp chưa đến 34 mm, nhưng cáp truyền điện có thể đạt tới hơn 51 kilowatt. Trong tương lai, cỗ máy sẽ được dùng cho hoạt động khảo sát vùng cực và biển sâu trên những tàu nghiên cứu.

Italy tuyên chiến với cua xanh xâm hại bằng cách ăn thịt
Cua xanh phàm ăn, đe dọa ngành ngư nghiệp Italy, buộc chính phủ trích 3,2 triệu USD từ quỹ khẩn cấp để tìm cách đối phó và kêu gọi biến chúng thành thức ăn.

Hiện tượng biển phát sáng tuyệt đẹp tại Thụy Điển
Hiện tượng biển phát sáng đã xảy ra trên một hòn đảo nhỏ tại Thụy Điển, khiến khung cảnh nơi đây trở nên vừa đẹp vừa có chút ma mị.

Cận cảnh sinh vật bí ẩn gây chấn động Malaysia: Như một khối thịt khổng lồ đến từ hành tinh khác
Sinh vật lạ trôi dạt vào bờ biển Telok Melano (Malaysia) đã ngay lập tức nhận được nhiều sự chú ý của truyền thông quốc tế.

Cá mập đầu búa - một trong những loài cá mập kì dị nhất thế giới
Cá mập đầu búa là những thợ săn rất hung dữ, chúng chủ yếu săn những loài cá nhỏ, bạch tuộc, mực và một số loài động vật giáp xác...

Eo biển nguy hiểm bậc nhất thế giới - Nỗi ám ảnh tính bằng mạng sống của thủy thủ
Đây là eo biển luôn hứng chịu những trận bão kinh hoàng tạo ra các con sóng lớn, cộng thêm núi băng trôi, tạo thành nỗi ám ảnh với bất cứ thủy thủ nào đi qua.

Lợn biển đực 38 tuổi chết vì giao phối với anh trai
Kết quả khám nghiệm cho thấy lợn biển Hugh ở Phòng thí nghiệm và Thủy cung Mote Marine, Florida, chết do những vết thương khi giao phối với anh trai.
