Hệ thống sản xuất điện bằng diều dưới nước
Hệ thống Manta sử dụng cánh diều dưới nước "bay" trong thủy triều hoặc dòng hải lưu để tạo ra dòng điện.
Các nhà khoa học ở viện nghiên cứu quốc tế SRI ở California hợp tác với Đại học California, Berkeley thiết kế hệ thống Manta với khoản kinh phí 4,2 triệu USD trong 3 năm từ Dự án Nghiên cứu Cao cấp Agency-Energy (ARPA-E) của Bộ Năng lượng Mỹ.
Thiết kế của hệ thống sản xuất điện Manta. (Ảnh: SRI).
Bộ phận trung tâm của hệ thống là cánh diều bằng bọt biển bọc vật liệu tổng hợp polymer với hình dáng lấy cảm hứng từ cá đuối manta. Cánh diều gắn liền với cuộn dây neo ở đáy đại dương hoặc sông ngòi ở khu vực có dòng hải lưu mạnh. Cuộn dây đi kèm cả motor điện và máy phát.
Khi bắt đầu mỗi lượt vận hành, cánh diều được đặt ở góc có thể tận dụng toàn bộ sức mạnh từ dòng hải lưu, cho phép nó xuôi theo dòng nước. Cuộn dây quay nhanh trong lúc thả dây, làm xoay máy phát và sản sinh điện, có thể lưu trữ trong bộ pin hoặc nối trực tiếp với mạng lưới điện ở địa phương.
Sau khi diều căng hết cỡ, motor giúp quấn lại cuộn dây để thực hiện lượt chạy mới. Dù quá trình quấn cần dùng một phần năng lượng, lượng điện này ít hơn nhiều so với công suất của hệ thống. Mức công suất trung bình của mỗi cánh diều vào khoảng 20 kilowatt.
So với các hệ thống năng lượng thủy triều khác kết hợp turbine dưới nước, Manta có chi phí rẻ và dễ lắp đặp hơn, cánh diều có thể được thu lại nếu có khả năng gây ảnh hưởng tới hoạt động của con người hoặc động vật hoang dã gần đó. Đó là vì bản thân cánh diều khá nhẹ nên không gây nguy hiểm khi đang hoạt động. Các nhà nghiên cứu đang lên kế hoạch chế tạo và vận hành một nguyên mẫu Manta để kiểm tra tính khả thi của công nghệ.

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.
