Hiện tượng hiếm hoi trong Hệ mặt trời
Trong vài tuần tới, tất cả các hành tinh trong Hệ mặt trời, trừ sao Thổ, đều xuất hiện cùng nhau vào lúc bình minh dọc theo đường hoàng đạo, đường di chuyển của mặt trời trên bầu trời trái đất. Hiện tượng này hoàn toàn khác biệt trong 2 tháng qua, khi hầu như toàn bộ hành tinh đều ẩn mình phía sau mặt trời.
Cảnh tượng tuyệt đẹp trên bầu trời hừng đông - Ảnh: Starry Night Software
Lúc này, bất cứ ai cũng có thể thấy sao Thủy (Mercury), sao Kim (Venus), sao Hỏa (Mars) và sao Mộc (Jupiter) hiện diện trên bầu trời hừng đông, và nếu có ống nhòm trong tay, bạn sẽ thấy luôn các hành tinh còn lại là Thiên Vương tinh (Uranus), Hải Vương tinh (Neptune).
Từ thời xưa, các nhà chiêm tinh luôn hết sức thán phục trước hiện tượng các hành tinh sắp thẳng hàng trong Hệ mặt trời, trong khi những người theo thuyết tận thế vào năm 2012 thì luôn tiên tri về một sự thẳng hàng kỳ bí của các hành tinh vào đúng ngày 21.12.2012. Tuy nhiên, trang thiết bị và công cụ hiện đại, như phần mềm mô hình vũ trụ, đã dự đoán kết quả hoàn toàn khác: không hề có chuyện hành tinh sắp thẳng hàng vào năm 2012. Chỉ có chuyện hầu hết hành tinh cùng xuất hiện trên bầu trời vào tháng 5 năm nay, tạo nên cơ hội chụp ảnh tuyệt vời cho những người đam mê thiên văn.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.
