Hiện tượng mây kỳ ảo xuất hiện bất thình lình trên bầu trời nước Úc

Hiện tượng thiên nhiên mây cầu vồng này là gì? Phải chăng Mẹ Thiên nhiên đang tặng ta món quà kì diệu nào chăng?

Những cư dân của Darwin, phía Bắc nước Úc mới đây đã được chứng kiến cảnh tượng thiên nhiên vô cùng kỳ thú. Theo đó, trên bầu trời bỗng nhiên xuất hiện những đám mây lạ - nhiều màu sắc như cầu vồng vậy.

Những người dân ở đây may mắn trông thấy cảnh tượng này đã dường như ngay lập tức chụp lại hình ảnh và đăng lên mạng xã hội bởi với nhiều người, đây là lần đầu tiên họ thấy mây đẹp rực rỡ đến vậy.

Hiện tượng mây kỳ ảo xuất hiện bất thình lình trên bầu trời nước Úc
Hiện tượng mây lạ hiển hiện trên bầu trời Darwin, phía Bắc nước Úc.

Nhiều người sử dụng mạng xã hội đưa ra các giả thuyết khác nhau về nguồn sáng, có người còn cho rằng đó là người ngoài hành tinh hoặc vật thể bay không xác định.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, cảnh tượng tuyệt đẹp hình thành do một hiện tượng hiếm gặp gọi là "mây ngũ sắc".

Hiện tượng mây kỳ ảo xuất hiện bất thình lình trên bầu trời nước Úc
Hiện tượng thiên nhiên này hiếm khi xảy ra bởi còn phải dựa vào sự kết hợp nhiều điều kiện cụ thể.

Peter Markworth, một nhà khí tượng học thuộc Cục Khí tượng Úc chia sẻ với News.com.au rằng: "Đây là hiện tượng mây ngũ sắc. Hiện tượng thiên nhiên này hiếm khi xảy ra bởi còn phải dựa vào sự kết hợp nhiều điều kiện cụ thể".

Khoa học lý giải mây ngũ sắc được tạo ra nhờ hiện tượng nhiễu xạ.

Khi được Mặt trời chiếu sáng, các giọt nước nhỏ hay tinh thể nước đá nhỏ trong đám mây tán xạ ánh sáng trắng, còn tinh thể nước đá lớn tạo vầng quang với những sắc màu như cầu vồng.

Hay nói đơn giản hơn, khi ánh sáng xuyên thẳng đứng qua mặt phía trên và đi ra ở mặt phía dưới sẽ bị khúc xạ, giống như thể ánh sáng đi qua một lăng kính vậy.

Hiện tượng mây kỳ ảo xuất hiện bất thình lình trên bầu trời nước Úc
Hình ảnh mây ngũ sắc được ghi lại trên đỉnh núi Everest.

Nếu các tinh thể băng xoắn xếp thành hàng hợp lý, toàn bộ đám mây sẽ toả ra một quang phổ màu trông giống như một đám mây cầu vồng tuyệt đẹp.

Hiện tượng mây ngũ sắc tương tự như hiện tượng cầu vồng. Tuy nhiên với cầu vồng cần đến một trận mưa và ánh sáng Mặt trời, còn mây ngũ sắc chỉ cần những góc nhìn thích hợp giữa mây và Mặt trời là ta có thể nhìn thấy rồi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Châu Âu: Người dân mệt mỏi vì mùa đông không mặt trời

Châu Âu: Người dân mệt mỏi vì mùa đông không mặt trời

Theo Guardian, Viện Khí tượng Hoàng gia Bỉ đã tuyên bố tháng 12/2017 là

Đăng ngày: 21/01/2018
Cột mây dựng đứng như tháp canh nhìn từ vũ trụ

Cột mây dựng đứng như tháp canh nhìn từ vũ trụ

Một phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) chụp lại đám mây lớn có hình dạng thẳng đứng kỳ lạ trên đảo Andros thuộc quần đảo Bahamas, Đại Tây Dương.

Đăng ngày: 20/01/2018
Hầm băng cực lớn Liên Xô đào ở Bắc Cực đang tan chảy

Hầm băng cực lớn Liên Xô đào ở Bắc Cực đang tan chảy

Đường hầm bằng băng xây dựng tại Bắc Cực từ thời Liên Xô đang bị tan chảy do biến đổi khí hậu, theo Daily Mail.

Đăng ngày: 19/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News