Hiện tượng thiên hà X là gì?

Thiên hà PKS 2014-55 cách Trái đất 800 triệu năm ánh sáng, được xếp vào dạng thiên hà hình chữ X vì trông nó giống như có 4 tia tỏa ra tạo thành hình chữ X.

Hình dạng này khác hẳn với các thiên hà thông thường khác như dải Ngân Hà của chúng ta chẳng hạn. Các thiên hà bình thường chỉ có 2 tia sóng vô tuyến kéo dài về 2 phía và thông thường theo chiều ngược nhau và được một hố đen khổng lồ ở giữa thiên hà cung cấp năng lượng.


Thiên hà PKS 2014-55 có hình dạng như một chiếc boomerang kép

Hình ảnh vô tuyến ở trên do kính viễn vọng MeerKAT chụp được, cho thấy thiên hà PKS 2014-55 có hình dạng như một chiếc boomerang kép. Hai tia sóng vô tuyến mạnh được thể hiện bằng màu xanh, mỗi tia có độ dài 2,5 triệu năm ánh sáng vươn xa vào vũ trụ (tương đương với khoảng cách giữa dải Ngân Hà với thiên hà Tiên Nữ, thiên hà hàng xóm gần chúng ta nhất.)

Nhưng cuối cùng chúng lại bị uốn cong “trở lại” do áp suất của luồng khí loãng liên ngân hà. Khi chúng quay trở lại thiên hà trung tâm, thay vì trở về đúng vị trí ban đầu thì chúng bị áp suất khí tương đối cao làm chệch hướng và biến thành đường đi ngắn hơn và vuông góc của chiếc boomerang. Trên phần nền bức ảnh, chúng ta có thể thấy hàng vạn thiên hà xa xôi trong vũ trụ.

Người ta đã đưa ra một số cách giải thích cho hiện tượng kỳ lạ này. Đó có thể là do biến đổi chiều quay của hố đen ở trung tâm thiên hà trong hàng triệu năm, cũng có thể là do hai hố đen mà mỗi hố lại liên kết với một cặp tia vô tuyến, hoặc lý do có thể là vật chất rơi ngược trở lại thiên hà bị chệch hướng và hình thành 2 nhánh của chữ X.

Những hình ảnh mới khá sắc nét do kính viễn vọng MeerKAT cung cấp về thiên hà PKS 2014-55, đã xác nhận cách giải thích cuối cùng. Đó là vật chất rẽ góc khi nó quay trở lại thiên hà chủ. Kết quả quan sát này đã được đăng trên tập san Thông báo tháng của Hiệp hội Thiên văn học hoàng gia, Anh.

Đây là nghiên cứu của một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Đài quan sát Thiên văn Radio Nam Phi, Đài quan sát Thiên văn Radio quốc gia Mỹ, Trường đại học Pretoria và Trường đại học Rhodes, Nam Phi.

Các nghiên cứu trước đây về các thiên hà bất thường này vẫn thiếu hình ảnh chất lượng cao mà phải đến lần này nhờ có kính viễn vọng MeerKAT mới ghi được. Nó có 64 đĩa vô tuyến và nằm ở khu vực bán sa mạc Karoo ở Nam Phi. Toàn bộ các ăng ten kết hợp lại tạo nên kính viễn vọng có đường kính 8km và cung cấp hình ảnh dưới dạng băng tần radio có chất lượng cao nhất từ trước đến nay về thiên hà PKS 2014-55. Nhờ đó các nhà khoa học đã giải thích được bí mật về hình dạng của thiên hà này.


Thiên hà này có các tia vô tuyến chĩa ra các hướng

Bức ảnh cho thấy thiên hà vô tuyến khổng lồ hình chữ X PKS 2014-55 có các tia vô tuyến chĩa ra các hướng, trong đó các tia trẻ hơn ở gần hố đen trung tâm hơn và vùng chịu ảnh hưởng của các ngôi sao và khí ở thiên hà trung tâm. Mũi tên uốn cong biểu thị hướng của dòng chảy ngược hình thành nên các thành tố theo đường nằm ngang của chữ X.

Trưởng nhóm nghiên cứu, nhà thiên văn học người Mỹ William Cotton cho biết MeerKAT là một trong những công cụ thế hệ mới có khả năng “giải được những câu đố cũ” và thậm chí cả những điều mới mẻ hơn. Thiên hà PKS 2014-55 hiện ra với nhiều chi tiết, đặc điểm trước đây chưa từng thấy và cũng chưa thể giải thích được hết. Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục tìm hiểu về những câu hỏi mở này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 23/05/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 19/05/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 19/05/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 18/05/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 17/05/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 15/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News