Hiện tượng thiên văn hiếm gặp: Nhật thực toàn phần trùng với mưa sao băng Geminids

Mưa sao băng Geminids sẽ đạt đỉnh cùng thời điểm nhật thực toàn phần khiến bầu trời ở một số khu vực tại Nam Mỹ chìm trong bóng tối.

Geminids, mưa sao băng lớn nhất năm, kéo dài từ ngày 4/12 tới 17/12, theo Hiệp hội Khí tượng Mỹ (AMS). Nhưng mưa sao băng sẽ đạt đỉnh vào tối ngày 13 - 14/12 và có thể theo dõi từ mọi nơi trên thế giới, khi bầu trời quang đãng. Tuy nhiên, người quan sát ở Nam bán cầu sẽ thấy ít sao băng hơn so với ở phương bắc. Vào đêm mưa sao băng đạt đỉnh, Mặt Trăng chưa tròn, tạo điều kiện thuận lợi để quan sát.


Mưa sao băng Geminids ở Arizona. (Ảnh: Malcolm Park).

Mưa sao băng Geminids thường rất sáng và có màu sắc rực rỡ với xu hướng hoạt động mạnh trước nửa đêm ở Bắc bán cầu. Người yêu thiên văn thường coi Geminids là mưa sao băng đẹp nhất trên bầu trời, tạo ra tới 120 vệt sao băng nhiều màu sắc mỗi giờ vào lúc cực điểm. Nó được tạo ra từ các mảnh vỡ của một tiểu hành tinh có tên là 3.200 Phaethon, phát hiện vào năm 1982.

Một sự kiện thiên văn đặc biệt khác cũng xảy ra cùng thời điểm mưa sao băng Geminids đạt đỉnh. Hôm 14/12, nhật thực toàn phần tương đối hiếm gặp sẽ xuất hiện ở Chile và Argentina. Pha bán phần của sự kiện này có thể quan sát từ một số khu vực ở Nam Mỹ, tây nam châu Phi và châu Nam Cực. Nhật thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi qua phía trước Mặt Trời, che khuất hoàn toàn đĩa của Mặt Trời khi nhìn từ vài địa điểm trên Trái Đất.


Hướng quan sát Geminids ở Việt Nam. (Ảnh: Timeanddate).

Ở thời điểm đó, người xem chỉ có thể trông thấy rìa ngoài Mặt Trời, gọi là vành nhật hoa. Nhật thực bắt đầu ở một địa điểm và kết thúc ở địa điểm khác, kéo dài tổng cộng hơn 5 giờ. Đây là nhật thực toàn phần duy nhất trong năm 2020. Lần xuất hiện nhật thực gần nhất là vào ngày 2/7/2019.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này  cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Đăng ngày: 20/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tổng quan về sao Hỏa

Tổng quan về sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News