Hiểu cơ chế vận hành của những vật quen thuộc chỉ trong 1 bức ảnh

Điều gì đang xảy ra bên trong máy khâu, ổ khóa, hay thậm chí là... phéc-mơ-tuya?

Cơ chế vận hành của những đồ vật hàng ngày

Khi bạn nhìn thấy chiếc máy khâu, ổ khóa, hay đơn giản chỉ là... việc kéo phéc-mơ-tuya, đã bao giờ bạn tò mò về cơ chế vận hành của chúng chưa?

Ví dụ như vì sao phải dùng đúng chìa khóa mới mở được ổ khóa hay cơ chế nào giúp cho máy khâu "se chỉ luồn kim" một cách tuyệt diệu như vậy?

Những bức ảnh dưới đây sẽ giải đáp cho bạn những câu hỏi đó.

1. Cơ chế trong máy khâu

Hiểu cơ chế vận hành của những vật quen thuộc chỉ trong 1 bức ảnh
Lời giải cho rất nhiều thắc mắc của tuổi thơ.

Phía bên dưới mũi kim khâu là một bộ phận mang tên "con thoi móc" - shuttle hook. Sợi chỉ bắt nguồn từ cuộn chỉ bên trong con thoi sẽ theo mũi kim đưa xuống dưới lớp vải. Sau đó con thoi sẽ giữ sợi chỉ, vòng ra phía sau rồi móc vào sợi nguồn để thắt nút.

2. Cơ chế vận hành chìa khóa - ổ khóa

Bức hình này đã đủ giải đáp thắc mắc cho bạn chưa?

Hiểu cơ chế vận hành của những vật quen thuộc chỉ trong 1 bức ảnh
Một bức ảnh hết sức dễ hiểu phải không?

Ổ khóa trong hình là loại ổ khóa thường được sử dụng phổ biến nhất - khóa lẫy. Loại khóa này gồm một trục khóa hình trụ bên trong là các lẫy nhỏ có thể tách rời với độ dài ngắn khác nhau.

Thông thường, các lẫy khóa sẽ nằm chắn giữa trục khóa và vỏ sắt, khiến ta không thể xoay. Tuy nhiên khi gặp được chìa có răng thích hợp, các lẫy khóa tĩnh sẽ thoát ra khỏi trục, giúp ta có thể xoay và mở khóa dễ dàng.

3. Cơ chế... kéo khóa quần

Khóa kéo - còn gọi là Phéc-mơ-tuya (fermeture tiếng Pháp) là dụng cụ phổ biến để cài ghép tạm thời hai mép vải với nhau.

Hiểu cơ chế vận hành của những vật quen thuộc chỉ trong 1 bức ảnh

Phéc - mơ - tuya có cấu tạo gồm 2 phần: con trượt và hai dải vải chứa hàng trăm chiếc răng. Phần con trượt có thể di chuyển dọc theo răng, với rãnh hình chữ Y bên trong để khớp hay tách hai dãy răng lại tùy theo hướng di chuyển.

Trong tiếng Anh, khóa kéo được gọi là zipper - do âm thanh đặc trưng phát ra khi kéo (tiếng zip).

4. Cơ chế vận hành của đồng hồ

Bên trong mỗi chiếc đồng hồ đều có một hệ thống như bức hình dưới đây.

Hiểu cơ chế vận hành của những vật quen thuộc chỉ trong 1 bức ảnh
Hệ thống đĩa Geneva.

Hệ thống này được gọi là đĩa Geneva, ra đời vào thế kỷ XVII. Hệ thống bao gồm một đĩa chuyển động tròn với một mấu nhỏ (còn gọi là pin) phía trên - sao cho khi chuyển động pin sẽ được khớp với rãnh của bánh răng, giúp bánh di chuyển theo từng nấc.

Cái tên "Geneva" xuất phát từ ứng dụng đầu tiên của hệ thống: sản xuất đồng hồ tại Geneva (Thụy Sĩ). Ngoài ra, hệ thống này còn xuất hiện trong một số lĩnh vực khác như máy chiếu phim.

5. Động cơ xe vận hành như thế nào?

Điều giúp các loại xe vận hành nhịp nhàng chính là động cơ, và một trong những động cơ phổ biến nhất hiện này là loại 4 xi-lanh. Vậy cách động cơ này vận hành như thế nào?

Hiểu cơ chế vận hành của những vật quen thuộc chỉ trong 1 bức ảnh
Phần màu xanh là nhiên liệu và không khí, phần màu đỏ là quá trình kích nổ, còn màu đen là khí thải.

Loại động cơ này bao gồm 4 xi-lanh xếp thẳng hàng, bên trong mỗi xi-lanh có chứa một piston chuyển động lên xuống. Quá trình này kết hợp cùng các chuyển động quay của trục khuỷu truyền động, giúp cho xe có thể vận hành.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lịch sử phát triển xe đạp

Lịch sử phát triển xe đạp

Xe đạp là một phương tiện giao thông có lịch sử phát triển lâu đời và trước tình hình chi phí nhiên liệu leo thang, người ta lại tìm về với xe đạp như một giải pháp vừa tiết kiệm.

Đăng ngày: 07/05/2025
Những con số thú vị về chiều cao trung bình trên thế giới

Những con số thú vị về chiều cao trung bình trên thế giới

Chiều cao trung bình của các quốc gia trên thế giới đó là 177 cm đối với nam và 163,7 cm đối với nữ.

Đăng ngày: 05/05/2025
Phân loại các lò phản ứng hạt nhân

Phân loại các lò phản ứng hạt nhân

Có rất nhiều cách để phân loại lò phản ứng hạt nhân, trong đó cách phân loại phổ biến nhất là dựa vào các chất làm chậm và chất truyền nhiệt sử dụng trong lò phản ứng.

Đăng ngày: 30/04/2025
Bí kíp cực hay giúp bạn thoát khỏi đầm lầy

Bí kíp cực hay giúp bạn thoát khỏi đầm lầy

Nếu chẳng may bạn rơi xuống đầm lầy và phát hiện hai chân các bạn đang bị lún dần thì không được vội vàng rút chân hoặc vùng vẫy, vì càng vùng vẫy thì càng bị lún nhanh hơn và cũng mau chóng tiêu hao sức lực hơn.

Đăng ngày: 26/04/2025
Vì sao bạn hát dở, hay thậm chí không biết hát?

Vì sao bạn hát dở, hay thậm chí không biết hát?

Mọi người có co rúm người lại khi bạn hát không? Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, trong hai mươi người thì chỉ có 1 người thật sự mắc chứng không phân biệt được nốt nhạc hay chứng amusia.

Đăng ngày: 26/04/2025
6 công dụng bạn không thể ngờ của

6 công dụng bạn không thể ngờ của "ba con sói"

Bao cao su có nhiều công dụng bất ngờ bên cạnh khả năng trong "chuyện ấy" đấy nhé!

Đăng ngày: 17/04/2025
Vì sao chú gà bị chặt đứt đầu vẫn sống được thêm 18 tháng?

Vì sao chú gà bị chặt đứt đầu vẫn sống được thêm 18 tháng?

Câu chuyện có thật về chú gà không đầu mà đến tận ngày nay vẫn chẳng mấy người tin.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News