Hình ảnh ấn tượng của hố tinh vân "siêu bong bóng" bí ẩn từ kính viễn vọng không gian Hubble

N44 là tinh vân vô cùng đặc biệt khi xuất hiện “siêu bong bóng” – một khoảng trống tối và lớn đầy bí ẩn ở giữa.

Các tinh vân là một trong những cấu trúc ấn tượng nhất mà chúng ta thấy trong vũ trụ. N44 - một trong những cấu trúc gồm bụi và khí này, là một tinh vân vô cùng đặc biệt. Nó có một "siêu bong bóng" - khoảng trống tối và lớn ở giữa khiến nó trông như khúc gỗ bị khoét hết ruột.


Các tinh vân là một trong những cấu trúc ấn tượng nhất mà chúng ta thấy trong vũ trụ. (Ảnh: NASA).

Một hình ảnh mới của Kính Thiên văn Hubble cho thấy sự kỳ lạ của N44, nằm cách Trái Đất 177.000 năm ánh sáng và trải dài trên 1.000 năm ánh sáng.

"Hố này rộng 250 năm ánh sáng và sự hiện diện của nó vẫn là một bí ẩn", NASA cho biết trong một thông báo ngày 2/11.

Các nhà khoa học đã đưa ra một số giải thích. Theo đó, có thể gió sao từ các ngôi sao trong "bong bóng" này đã đẩy khí ra ngoài nhưng dữ liệu về kiểu gió này dường như không hỗ trợ cho ý tưởng trên.

"Bởi vì bên trong tinh vân là những ngôi sao khổng lồ và nó sẽ kết thúc cuộc đời của mình trong một vụ nổ ngoạn mục nên một khả năng khác có thể xảy ra là lớp vỏ mở rộng của các vụ nổ siêu tân tinh cũ đã tạo nên cấu trúc trên", NASA cho hay. Có những tàn dư của ít nhất một vụ nổ siêu tân tinh gần "siêu bong bóng" này.

Hubble là một dự án chung của NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA). Kính thiên văn này đã quan sát vũ trụ trong 30 năm qua và do có một lỗi kỹ thuật nhỏ nên nó phải tạm dừng các hoạt động quan sát khoa học. NASA và ESA hy vọng sẽ sớm đưa kính thiên văn này vận hành trở lại để có thể thu thập được các hình ảnh và dữ liệu của những kỳ quan vũ trụ như N44.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News