Hình ảnh cột khói núi lửa 'xuyên thủng' bầu trời
Được bao bọc bởi mây, những bức ảnh chụp khói, bụi và hơi nước bốc lên từ miệng một núi lửa đang hoạt động là một minh họa ấn tượng cho sức mạnh của tự nhiên.
Những bức ảnh “phi thường” này là sản phẩm của phi hành đoàn Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS từ độ cao 354 km trên một hòn đảo xa xôi của Nga, phía Bắc Thái Bình Dương.
![]() |
Bức ảnh độc đáo này được chụp từ vệ tinh của ISS ở độ cao 354 km. |
Lỗ tròn phía trên đám mây được cho là kết quả của sóng xung kích từ phía bên trong của núi lửa và ở khu vực trung tâm là một tháp bụi xám “mọc nhanh như nấm”. Đối với các chuyên gia núi lửa, phần thú vị nhất của bức ảnh là lớp mây trắng muốt, trơn mượt “ôm lấy” lớp khói bụi, giống như hình ảnh tuyết bao lấy cây nấm nhỏ bé.
![]() |
Đám mây bao quanh lớp khói bụi giống hình ảnh một cây nấm nhỏ. |
Phần không khí cô đặc này được tạo ra từ sự gia tăng và làm mát nhanh chóng của không khí ngay trên cột khói bụi, khi không khí trở nên ấm và ẩm ướt hơn sẽ hình thành nên mây.
![]() |
Phần mây bao quanh dần dần tan biến trước sức mạnh của khói bụi. |
Sau đó, đám mây này dần dần bị phá vỡ và biến mất. Tiếp đó, một dòng khói bụi màu xám bắt đầu chảy xuống từ miệng núi lửa. Đây chính là dòng nham thạch “chết người”, một sự pha trộn của khí nóng và khói bụi, có thể phá hủy tất cả mọi thứ trên đường đi. Với nhiệt độ 600 độ C và di chuyển với tốc độ 209 km mỗi giờ, nham thạch là phần nguy hiểm nhất khi núi lửa “bừng tỉnh”.
![]() |
Thay vào đó là dòng nham thạch "chết người" chảy ra từ miệng núi lửa. |
Rất may là, đảo Matua không có cư dân sinh sống nên vụ nổ của đỉnh núi Sarychev, bắt đầu cách đây một tuần không gây thiệt hại về người. Hiện ISS vẫn tiếp tục theo dấu đường đi của đám mây bụi.
![]() |
Nham thạch có nhiệt độ lên tới 600 độ C. |
Vụ nổ xảy ra cách khu vực hành lang không khí “náo nhiệt” nhất của thế giới vài trăm km. Hàng trăm chuyến bao qua Thái Bình Dương đã phải chuyển hướng để tránh ảnh hưởng tới động cơ máy bay. Đỉnh Sarychev là một trong những đỉnh núi lửa hoạt động “tích cực” nhất của quần đảo Kuril, Nga, với lần hoạt gần đây nhất diễn ra vào năm 1989.
Loading...
TIN CŨ HƠN

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…
Đăng ngày: 16/02/2025

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.
Đăng ngày: 08/02/2025

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.
Đăng ngày: 07/02/2025

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.
Đăng ngày: 03/02/2025

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.
Đăng ngày: 03/02/2025

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
Đăng ngày: 28/01/2025

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.
Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm