Hình ảnh đầu tiên do tàu vũ trụ của Ấn Độ gửi về

Tàu vũ trụ của Ấn Độ đã gửi về Trái đất những bức ảnh đầu tiên chụp sao Hỏa với bề mặt hình thành bởi các miệng núi lửa, làm tăng thêm niềm tự hào của đất nước Nam Á sau chiến thắng trước phần còn lại của châu Á trong cuộc đua khám phá hành tinh đỏ.

>>> Tàu Mangalyaan đã đi vào quỹ đạo sao Hỏa

Cơ quan Nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) vào hôm 25/9 đã công bố một trong những bức ảnh trên tại trang Facebook của mình, cho thấy bề mặt sao Hỏa màu cam với nhiều miệng hố đen, được chụp từ độ cao 7.300km. Ngoài ra, ISRO cũng đăng bức ảnh trên Twitter.


Hình ảnh về sao Hỏa đầu tiên do tàu vũ trụ Mars Orbiter Mission chụp truyền về Trái đất - (Ảnh: AFP)

Nhà khoa học cấp cao của ISRO V. Koteswara Rao cho biết, tàu vũ trụ Mars Orbiter Mission, hay còn gọi là Mangalyaan, đã chụp được hàng chục bức ảnh và mọi thứ đều vận hành tốt.

"Máy chụp ảnh màu sao Hỏa trên tàu vũ trụ bắt đầu làm việc ngay sau khi con tàu ổn định trên quỹ đạo hình elip quanh sao Hỏa và nó đã chụp được hàng chục bức ảnh chất lượng về bề mặt sao Hỏa và vùng xung quanh nó", AFP dẫn lời nhà khoa học V. Koteswara Rao nói.

"Máy ảnh cũng đã chụp được các hình ảnh hai mặt trăng của hành tinh đỏ và truyền chúng về trung tâm mạng lưới không gian sâu của chúng tôi", ông Rao nói, đề cập đến cơ sở gần thành phố miền nam Bangalore.

Được biết, Ấn Độ đã vượt mặt Trung Quốc và Nhật Bản, hai quốc gia lần lượt thất bại trong tham vọng đưa tàu đến sao Hỏa vào năm 2011 và 2003, khi tàu Mars Orbiter Mission đi vào quỹ đạo hành tinh đỏ thành công vào hôm 24/9, sau hành trình kéo dài 10 tháng qua khoảng đường dài 410 triệu km.


Tàu thăm dò Mars Orbiter Mission bay vào quỹ đạo sao Hỏa thành công hôm 24/9 - (Ảnh: AFP)

Ngoài ra, sự kiện này cũng giúp Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện thành công sứ mệnh thăm dò sao Hỏa ngay lần phóng tàu đầu tiên. Trong khi châu Âu, Mỹ, Nga đã đưa được tàu vũ trụ bay đến quỹ đạo và cả đáp lên bề mặt hành tinh đỏ nhưng phải sau vài lần thất bại.

Điều đáng nói là sứ mệnh khám phá sao Hỏa đầu tiên của Ấn Độ chỉ tiêu tốn 74 triệu USD, rẻ hơn nhiều so với chi phí 671 triệu USD mà Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) bỏ ra để đưa tàu Maven bay đến sao Hỏa.

Tiêu đề đã được khoahoc.tv đặt lại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Những điều có thể bạn chưa biết về Sao Thủy

Những điều có thể bạn chưa biết về Sao Thủy

Sao Thủy là hành tinh gần mặt trời nhất trong Thái dương hệ, nó đã được các nhà khoa học nghiên cứu khá kỹ càng trong thời gian qua.

Đăng ngày: 24/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News